Hotline tư vấn
0981 636 575
Hoặc để lại số điện thoại để https://truongphatlogistics.com/ gọi lại trong ít phút
Hàng hóa Việt Nam khi xuất khẩu sang các nước thuộc khối Liên minh châu Âu (EU) sẽ phải tiến hành kê khai và đóng thuế ENS. Đối với những doanh nghiệp mới tham gia vào lĩnh vực này thường chưa hiểu rõ về ENS là phí gì? Bài viết hôm nay, Trường Phát Logistics sẽ cung cấp đến bạn những thông tin chi tiết nhất về ENS, cùng theo dõi ngay nhé.
ENS là từ viết tắt của Entry Summary Declaration, đây là một loại phụ phí kê khai sơ bộ hàng hóa nhập khẩu vào các nước thuộc Liên hiệp châu Âu (EU) để các tiêu chuẩn an ninh cho hàng hóa nhập khẩu. Quy định này chính thức có hiệu lực vào ngày 01/01/2011.
Phí ENS do hãng tàu đặt ra và thu booking party – forwarder hoặc shipper, tùy thuộc vào hãng tàu mà mức phí có sự khác nhau, giao động trong khoảng 25-35 USD/BL (bill of lading). Theo đó, chủ hàng sẽ đóng phí ENS cho hãng tàu, hãng tàu sẽ có trách nhiệm phải khai báo ENS cho lô hàng của chủ hàng trên hệ thống thông tin của hải quan EU trong thời hạn. Thời hạn là không được trễ hơn 24 tiếng trước giờ tàu mẹ khởi hành.
Sau khi ENS được hãng tàu khai báo thành công trên hệ thống, hải quan tại các cảng EU sẽ tiến hành giám định thông tin cung cấp. Trong thời gia 24 tiếng trước khi tàu mẹ khởi hành, hải quan EU sẽ thông báo kết quả có cho load hay không.
Trường hợp ENS quên khai báo hay khai báo trễ thì phía hải quan EU sẽ phạt tiền trên mỗi lô hàng, số tiền phạt có thể lên đến vài ngàn Euro.
Phí ENS sẽ được áp dụng cho:
Tất cả các container hàng được chuyển tải tại cảng thuộc EU.
Tất cả các container hàng có cảng đích (POD) là một cảng thuộc EU.
Cụ thể, việc kê khai này sẽ áp dụng với 27 nước thành viên EU và cho các lô hàng với những tiêu chuẩn sau:
Những lô hàng nhập khẩu vào EU.
Dỡ hàng tại Châu Âu EU và vận chuyển đến những nước ngoài khối Liên minh châu Âu EU bằng các hình thức khác.
Không dỡ hàng tại các cảng của châu Âu EU, tuy nhiên lô hàng đó có thời gian neo đậu trên các cảng của EU.
Theo hướng dẫn sơ lược của hãng tàu về việc kê khai phí ENS cho lô hàng, những thông tin bắt buộc phải có bao gồm:
Kê khai tên hàng cụ thể: Nếu như trước đây trên bộ vận đơn (bill of lading – B/L), nhà xuất khẩu chỉ cần kê khai tên hàng hóa chung chung như: garment (hàng may mặc), furniture (hàng đồ gỗ), agriculture products (hàng nông sản),... thì nay sẽ phải khai tên hàng cụ thế như men’s shirt (áo sơ mi nam), outdoor wooden furniture (hàng đồ gỗ ngoài trời), 5% broken rice (hàng gạo 5% tấm),...và kem theo đó là mã số HS (mã số hàng hóa theo quy chuẩn hải quan) cho hàng hóa, nên là 6 chữ số.
Kê khai rõ ràng thông tin người gửi và người nhận lô hàng: Theo đó, khi làm chi tiết bộ vận đơn, nhà xuất khẩu phải kê khai rõ người gửi hàng (shipper) và người nhận hàng (consignee), bao gồm cả địa chỉ và mã vùng (zip code) hoặc mã số thuế (tax reference).
Thời hạn, lệ phí và đơn vị thực hiện việc kê khai hàng hóa: Thời hạn kê khai là 24 giờ đồng hồ trước khi tàu mẹ khởi hành từ cảng xếp hàng đến châu Âu. Mức phí dự kiến rơi vào khoảng 30$/vận đơn. Người tiến hành kê khai ENS lên hệ thống điện tử và truyền dữ liệu trực tiếp cho phía hải quan EU sẽ là các đại lý vận tải.
Ngoài ra, cần khai thêm một số thông tin khác như:
Số lượng kiện hàng trong mỗi container
Shipping mark
Số container
Số seal
Gross weight của container
Nếu là hàng nguy hiểm (DG) thì cần cung cấp thêm mã UN
Điều kiện thanh toán của lô hàng Prepaid hay Collect...
Ngày này, việc giao dịch thương mại với các nước thuộc khối liên minh châu Âu EU đã trở nên phổ biến và thuận tiện hơn nhiều cho nhà xuất khẩu Việt Nam. Theo đó, bộ vận đơn có thể dùng là vận đơn theo lệnh (to order B/L), tức là giao hàng theo lệnh của nhà xuất khẩu và tên người nhận hàng hoàn toàn có thể thay đổi ở cảng đến. Khi đó nhà xuất khẩu Việt Nam dễ dàng chuyển lô hàng cho người nhận B thay vì người nhận A như ban đầu.
Sẽ có 2 trường hợp mà bạn cần phải lưu ý:
Nếu lô hàng được vận chuyển trực tiếp từ cảng Cát Lái (TPHCM) đi thẳng tới châu Âu thì thời gian khai báo là 24h trước khi tàu rời cảng.
Nếu lô hàng được vận chuyển qua cảng chuyển tải từ cảng chuyển tải (ví dụ Singapore hay Tanjung Palepas) hàng hóa được xếp lên tàu nối tiếp tới châu Âu thì thời hạn kê khai là 24h trước khi tàu nối tiếp rời cảng chuyển tải. Tuy nhiên, thông thường các hãng tàu sẽ quy định thời hạn khai báo sẽ là 24h sau ngày tàu rời cảng Việt Nam.
Việc kê khai ENS là bắt buộc, vì vậy bạn cần nắm rõ lịch trình chạy của tàu để hoàn tất thủ tục đúng hạn. Nếu như nhà xuất khẩu không kê khai kịp thì hàng sẽ được được xếp lên tàu dù đã hoàn tất cả thủ tục xuất khẩu ở Việt Nam.
Nếu vì một lý do nào đó mà thông tin lô hàng, người gửi, người nhận,...phải chỉnh sửa thì việc kê khai ENS cũng phải điều chỉnh theo. Lúc này, mức phí điều chỉnh sẽ áp dụng, dự kiến rơi vào khoảng 40$/1 lần chỉnh sửa.
Nếu lô hàng xuất đi những nước không thuộc EU thì bạn nên tránh lịch tàu ghé các cảng thuộc EU, nếu không bạn bắt buộc phải kê khai ENS.
Trên đây là một số thông tin về phụ phí ENS, hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về ENS là phí gì và những nội dung quan trọng liên quan. Nếu bạn có câu hỏi cần được giải đáp, hay có nhu cầu tìm hiểu thêm về những dịch vụ liên quan đến xuất nhập khẩu hãy liên hệ ngay với Trường Phát Logistic để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết nhất nhé.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Bình luận