Trang chủ
Chat Face
Gọi điện
SMS
Chat Zalo

Thủ tục nhập khẩu phụ tùng ô tô năm 2021 có những thay đổi mới nào trong chính sách? Phụ tùng ô tô, linh kiện sửa chữa ô tô là một trong những mặt hàng được rất nhiều doanh nghiệp hiện nay nhập khẩu. Bởi hầu hết các sản phẩm này chưa tự sản xuất được trong nước, muốn có hàng chính hãng để thay thế thì bắt buộc phải nhập từ nước ngoài về. Vậy dịch vụ thủ tục hải quan trong vấn đề xuất nhập khẩu phụ tùng ô tô như thế nào? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây!

1. Phụ tùng ô tô gồm những loại nào?

Có thể hiểu đơn giản rằng, phụ tùng ô tô là tên gọi chung của tất cả các bộ phận cấu thành nên chiếc xe ô tô. Chúng được sản xuất riêng lẻ, có khả năng thay thế các bộ phận nguyên bản trên xe khi có sự cố hỏng hóc xảy ra. Một số cái tên điển hình như séc măng, ắc quy ô tô, trục khuỷu, piston, xilanh,...

Đối với một chiếc ô tô hoàn chỉnh, chúng được cấu thành từ hàng nghìn chi tiết nhỏ. Từ các phụ kiện, phụ tùng quan trọng hàng đầu như vô lăng, lốp xe, khung gầm, động cơ cho đến các chi tiết nhỏ như bộ phận giải trí trên xe. Chúng đều có hàng rời và được nhập khẩu trực tiếp nhằm thay thế các bộ phận đã cũ hoặc hỏng hóc.

Phụ tùng ô tô gồm những loại nào

Do khả năng sản xuất trong nước còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật nên đa số linh kiện phụ tùng xe ô tô đều được nhập khẩu chính hãng từ nước ngoài.

Xem thêm: Thủ Tục Nhập Khẩu Lốp Xe Ô Tô

2. HS code phụ tùng ô tô nhập khẩu

Xác định HS code của lô hàng là việc đầu tiên mà các doanh nghiệp cần nắm rõ. Thông qua HS code của từng sản phẩm chủ hàng sẽ biết được chính sách hải quan cũng như nghĩa vụ đóng thuế được quy định trên lô hàng đó. Linh kiện và phụ tùng ô tô có rất nhiều chủng loại, chúng được chia vào các nhóm HS code khác nhau, cụ thể đó là:

  • 8483: Nhóm mã HS code của trực tuyền động (bao gồm cả trục khuỷu và trục cam), cụm bánh răng, vít đũa hoăc vít bi, đánh đà, ròng rọc, ly hợp và khớp nối trục, hộp số và các cơ cấu khác,...
  • 851220: Mã HS code của các thiết bị chiếu sáng hoặc tạo tín hiệu trực quan khác trên ô tô.
  • 8708: Mã HS code của các bộ phận, phụ tùng, phụ kiện của các dòng xe có động cơ được phân vào nhóm từ 8701 đến 8705.

3. Thủ tục nhập khẩu phụ tùng ô tô

Về cơ bản, doanh nghiệp tiến hành làm thủ tục nhập khẩu phụ tùng ô tô tương tự như những mặt hàng thông thường khác. Theo chính sách hiện hành, mặt hàng này không có tên trong danh mục hàng hoá cấm xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó, một ưu điểm nữa đó là doanh nghiệp của bạn sẽ không cần xin giấy phép xuất nhập khẩu đối với mặt hàng này.

Thủ tục nhập khẩu phụ tùng ô tô

Tự nhiên, bạn cần lưu ý, chỉ được phép nhập khẩu các linh kiện, phụ tùng ô tô mới. Còn những mặt hàng cũ, đã qua sử dụng như khung gần, lốp ô tô, phụ tùng ô tô sẽ không được nhập khẩu vào Việt Nam.Điều này đã được quy định rõ trong nội dung Nghị định số 187/2013/NĐ-CP.

Đối với thủ tục nhập khẩu phụ tùng ô tô, doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan gồm đầy đủ các chứng từ sau:

  • Tờ khai hải quan.

  • Hoá đơn thương mại của lô hàng (Commercial Invoice).

  • Chứng nhận xuất xư hàng hoá.

  • Vận đơn lô hàng (Bill of lading).

  • Phiếu đóng gói hàng hoá (Packing List).

  • Hợp đồng mua bán hàng hoá (Sales contract).

Một lưu ý nữa dành cho các doanh nghiệp nhập khẩu phụ tùng ô tô, đó chính là cơ quan hải quan sẽ lưu tâm đến giá nhập khẩu của mặt hàng này. Nguyên nhân là do phụ tùng ô tô là hàng hoá có tên trong danh sach quản lý rủi ro về giá. Chính vì thế, so với các lô hàng thông thường, lô hàng phụ tùng ô tô sẽ có tiến độ thông quan chậm hơn đáng kể.

Xem thêm: Dịch Vụ Nhập Khẩu Xe Ô Tô

4. Lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu phụ tùng ô tô

Đầu tiên, thuế suất được áp dụng cho các loại phụ tùng sẽ khác nhau đáng kể. Chính vì thế, cơ quan hải quan sẽ tiến hành kiểm tra chặt chẽ xem loại sản phẩm mà bạn nhập vào là dành cho loại xe nào. Tất nhiên, bạn cần khai rõ nội dung này trên tờ khai hải quan ở mục mô tả hàng hoá.

Thứ hai, thông thường, các doanh nghiệp sẽ nhập nhiều hạng mục trong chung 1 container. Nếu như doanh nghiệp của bạn có C/O form E thì sẽ có lợi thế về thuế nhập khẩu ưu đãi.

Lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu phụ tùng ô tô

Cuối cùng, một số sản phẩm phụ tùng ô tô sẽ có tên nằm trong danh sách hàng hoá có khả năng gây mất an toàn. Chính vì thế, trước khi đưa ra thị trường để tiêu thụ, doanh nghiệp cần tiến hành làm công bố hợp quy cho những mặt hàng này. Để biết rõ về thông tin danh sách hàng hoá cần làm công bố hợp quy, bạn có thể tham khảo nội dung thông tư số 41/2018/TT-BGTVT.

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về thủ tục nhập khẩu phụ tùng tô tô mới nhất. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp đến số điện thoại đường dây nóng hoặc truy cập website chính thức của Trường Phát Logistics! Sự hài lòng của quý khách là thành công của chúng tôi!

SĐT:  0981 636 575

Website: Truongphatlogistics.com.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bình luận

+15
NĂM KINH NGHIỆM

+32
QUỐC GIA CÓ ĐẠI LÝ

99%
KHÁCH HÀNG HÀI LÒNG

+14400
CHUYẾN HÀNG

+300
ĐỐI TÁC

" Thủ Tục Nhập Khẩu Phụ Tùng Ô Tô Chi Tiết "

ĐĂNG KÝ YÊU CẦU GỌI LẠI

#1 Công Ty Dịch Vụ Vận Tải Trường Phát Logistics

Trường Phát Logistics hơn 10 năm kinh nghiệm, đối tác của rất nhiều hãng hàng không, tàu trên thế giới chuyên cung cấp các dịch vụ hải quan, vận chuyển quốc tế.

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

Email hỗ trợ : Liên hệ các vấn đề về đặt hàng
sales@quoctetruongphat.com
Anniecao@quoctetruongphat.com

Hotline : 0981 636 575

Thời gian tư vấn:
Từ 08h00 đến 12h00 - 13h00 đến 17h00 các ngày trong tuần (Trừ ngày lễ).

© 2020 Trường Phát Logistics Co. All Rights Reserved.