Trang chủ
Chat Face
Gọi điện
SMS
Chat Zalo

Phí DOC là gì? Vì sao xuất hiện phụ phí DOC trong hoạt động xuất nhập khẩu?

DOC là một trong những loại phụ phí quan trọng hàng đầu trong hoạt động giao thương hàng hoá. Thực chất, DOC fee chính là Documentation Fee hay còn gọi là phí chứng từ. Vậy bản chất của loại phụ phí này là gì? Bên nào quy định mức thu phí DOC? Bên nào có trách nhiệm đóng phụ phí DOC? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây!

1. Khái niệm phụ phí DOC trong xuất nhập khẩu

DOC fee thực chất là Documentation fee, hay còn được biết đến với cái tên quen thuộc khác là Bill of Lading fee (B/L fee). Đây chính là phí chứng từ trong hoạt động xuất nhập khẩu, mua bán hàng hoá. 

Khái niệm phụ phí DOC

Với các lô hàng được vận chuyển bằng đường biển, hãng tàu sẽ có trách nhiệm làm bill nhằm mục đích khai những thông tin cần thiết, điển hình là người gửi hàng, người nhận hàng, người được thông báo tàu đến. Đối với hình thức vận chuyển hàng bằng đường biển, Bill of Lading là chứng từ quan trọng bậc nhất, dường như không thể thiếu đối với bất cứ lô hàng nào. Đây cũng là chứng nhận cho việc người chở hàng đã nhận được hàng hoá từ người gửi (tức là bên xuất khẩu).
Xem thêm:
Logistics là gì

2. Phí DOC do ai quy định? Bên nào cần đóng phụ phi DOC cho bên nào?

Tất nhiên, khi hãng tàu cấp vận đơn cho người gửi hàng, họ sẽ thu phụ phí từ người gửi xem như tiền công. Đây chính là B/L fee hay còn gọi là DOC fee mà chúng ta đang nhắc đến trong bài viết này. 

Không chỉ đơn giản là phát hành vận đơn và thu phí từ sipper, hãng tàu còn phải làm các công việc như thông báo cho đại lý đầu nước nhập về Bill of lading, quản lý đơn hàng, theo dõi đơn hàng thường xuyên, liên tục,... 

Trong hoạt động xuất nhập khẩu, các chi phí phts sinh sau sẽ được tính vào phí DOC:

+ Courier fee: Đây chính là phí chuyển chứng từ đề đối với vận đơn gốc.

+ Amendment fee: Đây là chi phí cho việc chỉnh sửa bill of Lading nếu như có sai sót. Đối với chi phí này, trên thực tế sẽ có hai mức đó là thời điểm trước khi tài cập cảng và thời điểm sau khi đã tiến hành khai manifest giá khác nhau. Mỗi khu vực sẽ có những quy định riêng về phí này.

+ Telex release fee: Đây là phí điện giao hàng đối với Surendered Bill of Lading.

3. Phân biệt phí DOC và phí D/O trong xuất nhập khẩu

Nếu bạn làm việc trong hoạt động xuất nhập khẩu, chắc chắn phải làm quen với vô số loại thuế phí và phụ phí phát sinh trên mỗi chuyến hàng. Tuỳ vào từng trường hợp, từng đặc tính của lô hàng, các phụ phí sẽ có sự khác nhau. 

Phân biệt phí DOC và phí D/O trong xuất nhập khẩu

Tuy nhiên, khá nhiều người có sự nhầm lẫn giữa phí D/O và phí DOC bởi có khi phí DOC được viết tắt là DO, khá giống với D/O. Vậy hai phí này khác nhau chỗ nào?

Phí D/O được viết tắt từ Delivery Order Fee, đây là phí của hãng tàu quy định khi xuất lệnh giao hàng. Lệnh giao hàng được hãng tàu phát hành nhằm nhận hàng. Doanh nghiệp nhập khẩu hàng hoá sẽ nhận lệnh này từ hãng tàu và trình lên cơ quan giám sát kho hàng. Khi đó, bên nhận hàng mới được phép lấy hàng về kho của mình để bảo quản.

Còn phó D/O hay DOC thì chúng ta đã nói rõ ở phần trên của bài viết, đây thực chất là phí B/L do hãng tàu phát hành khi làm các thủ tục liên quan đến vận đơn. 

Xem thêm: Các loại phí trong xuất nhập khẩu

4. Các phụ phí khác trong linh vực xuất nhập khẩu hiện nay

Không chỉ có DOC fee, hiện nay có khá nhiều phụ phí phát sinh. Doanh nghiệp chủ hàng nên nắm rõ được các loại phụ phí này để từ đó đưa ra mức giá phù hợp nhất cho lô hàng. Như vậy mới có thể tránh được những tổn thất không đáng có do phụ phí phát sinh quá nhiều. Sau đây là những loại phụ phí chính, xuất hiện khá thường xuyên trong hoạt động xuất nhập khẩu quốc tế:

+ THC Fee: Đây là phụ phí xếp dỡ hàng tại cảng. Toàn bộ những chi phí để đưa container từ tàu xếp lên bãi hay từ xe xếp lên tàu hoặc cũng có thể là từ xe xếp lên bãi. Tất tần tật những phí này được gộp chung vào THC fee. Ngoài ra còn có các chi phí nữa như phí quản lý cảng, phí nhân công cảng, phí, bên bãi,...
Đối với THC Fee, bên người giao hàng sẽ có trách nhiệm đóng cho cảng tại cảng dỡ nếu như tuân theo quy tắc giao hàng DAT, DDP, DDU. Và người nhận hàng sẽ có trách nhiệm đóng cho cảng đối với quy tắc FAS, EXW, FCR.

+ CFS fee: Đây là phụ phí khai thác hàng lẻ bao gồm chi phí cho các công việc như bốc xếp hàng từ container sang bộ phận kho, phí quản lý kho hàng,...

+ Phí DEM/DET: Đây là chi phí lưu bãi của container. Khi hàng về cảng hay khi tập kết cont ra cảng, chủ cảng sẽ quy định thời gian mà hàng được lưu giữ và bảo quản tại đây. Khi hết thời gian quy định, tất nhiên chủ cảng sẽ tính thêm chi phí. 

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về phí DOC trong xuất nhập khẩu. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp đến số điện thoại đường dây nóng hoặc truy cập website chính thức của Trường Phát Logistics! Sự hài lòng của quý khách là thành công của chúng tôi!

SĐT: 0981 636 575 / 0908 702 303

Website: Truongphatlogistics.com.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bình luận

+15
NĂM KINH NGHIỆM

+32
QUỐC GIA CÓ ĐẠI LÝ

99%
KHÁCH HÀNG HÀI LÒNG

+14400
CHUYẾN HÀNG

+300
ĐỐI TÁC

" Phí DOC Là Gì? Tất Tần Tật Về Phí DOC Trong Xuất Nhập Khẩu "

ĐĂNG KÝ YÊU CẦU GỌI LẠI

#1 Công Ty Dịch Vụ Vận Tải Trường Phát Logistics

Trường Phát Logistics hơn 10 năm kinh nghiệm, đối tác của rất nhiều hãng hàng không, tàu trên thế giới chuyên cung cấp các dịch vụ hải quan, vận chuyển quốc tế.

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

Email hỗ trợ : Liên hệ các vấn đề về đặt hàng
sales@quoctetruongphat.com
Anniecao@quoctetruongphat.com

Hotline : 0981 636 575

Thời gian tư vấn:
Từ 08h00 đến 12h00 - 13h00 đến 17h00 các ngày trong tuần (Trừ ngày lễ).

© 2020 Trường Phát Logistics Co. All Rights Reserved.