Trang chủ
Chat Face
Gọi điện
SMS
Chat Zalo

Thủ tục xuất khẩu nông sản như thế nào? Quy trình sẽ diễn ra như thế nào? Liệu có khó không để một mặt hàng nông sản của Việt Nam bước chân vào thị trường quốc tế. Để quý độc giả rõ hơn thì ngay bây giờ Trường phát Logictis xin cung cấp cho bạn những thông tin cụ thể và chi tiết nhất về quy trình và thủ tục xuất khẩu nông sản đi các nước 2023. Bắt đầu tham khảo ngay nhé!

1. Quy trình và thủ tục xuất khẩu nông sản 

Để có thể thành công trong việc xuất khẩu nông sản đến với những quốc gia khác nhau thì tất cả các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực này cần phải tuân thủ và thực hiện theo những bước như sau:

Bước 1: Tiến hành đối chiếu, kiểm ra xem mặt hàng của mình có đáp ứng đủ điều kiện để nhập cảnh vào nước bạn không.

Các mặt hàng nông sản

Đây là một trong những bước đầu tiên và vô cùng quan trọng mà nhất định không được bỏ qua. Doanh nghiệp cần kiểm tra, kiểm định xem mặt hàng mà mình đang muốn xuất khẩu liệu có được nước bạn chấp nhận hay không. 

Không nững thế việc kiểm tra như này còn giúp các doanh nghiệp tìm ra và đánh giá được thị trường tiềm năng đối với từng mặt hàng nông sản của họ. Tạo ra cho doanh nghiệp nhiều cách thức và nhận thấy nhiều thị trường kinh doanh tiềm năm mới.

Bước 2: Thủ tục nhập khẩu mặt hàng nông sản và kiểm dịch

Sau đây là một vài những yêu cầu về thủ tục nhập khẩu mà mỗi doanh nghiệp khi muốn xuất khẩu thành công cần đặc biệt lưu ý và tuân thủ.

Các thủ tục nhập khẩu hàng nông sản

  • Sản phẩm nông sản cần phải được đảm bảo một cách chắc chắm về việc đã được chiếu xạ
  • Tất cả những mặt hàng nông sản khi xuất khẩu sang nước bạn cần được trồng và được thu hoạch trên những vùng phải được đánh giá đạt chuẩn theo quy định
  • Việc quan trọng nhất là cần phải đáp ứng được những tiêu chí như hàm lượng dưỡng chất, dư lượng của thuốc bảo vệ có bên trong thực vật có đáp ứng đủ điều kiện tiêu chuẩn của nước bạn không?
  • Tuân thủ tuyệt đối mọi tiêu chuẩn về việc đóng và bảo quản hàng nông sản trong quá trình vận chuyển

Đặc biệt đối với những mặt hàng thuộc dòng hàng nông sản cần được đông lạnh thì chúng ta cần lưu ý những điều dưới đây:

  • Nắm rõ và nêu chính xác xem thời gian thu hoạch nông sản đó đã đủ điều kiện hay chưa
  • Thời gian chính xác khi tiến hành đóng mặt hàng nông sản
  • Thời gian chính xác khi làm giấy kiểm dịch thực phẩm an toàn
  • Thời gian để làm những giấy tờ, thủ tục quan trong khác như thủ tục nơi hải quan, kiểm tra việc chiếu xạ của mặt hàng, thời gian hun khử trùng…
  • Cuối cùng chính là thời gian vận chuyển của mặt hàng nông sản đông lạnh

Bước 3: Chuẩn bị mọi giấy tờ, thủ tục xuất khẩu nông sản

Đối với bất kì một mặt hàng nông sản nào khi làm thủ tục xuất khẩu nông sản cũng cần tuân theo những quy định của Khoản 5, Điều 1 của Thông tư 39 / 2018 / TT - BTC như sau:

Giấy tờ, thủ tục xuất khẩu mặt hàng nông sản

  • Mặt hàng nông sản được xuất khẩu cần phải có hóa đơn bán hàng
  • Mặt hàng nông sản được xuất khẩu cần phải có hóa đơn đỏ
  • Mặt hàng nông sản được xuất khẩu cần phải có danh sách hàng
  • Mặt hàng nông sản được xuất khẩu cần phải có giấy chứng nhận chất lượng của mặt hàng
  • Mặt hàng nông sản được xuất khẩu cần phải có giấy chứng nhận nguồn gốc của mặt hàng
  • Mặt hàng nông sản được xuất khẩu cần phải có giấy xác nhân việc phun trùng
  • Và cuối cùng là mọi mặt hàng cần phải chuẩn bị và có được hợp đồng xuất khẩu nông sản.

Đối với tất cả những giấy tờ thủ tục này cần được chuẩn bị rất kĩ và đầy đủ, sau đó doanh nghiệp cần mang bộ hồ sơ này của mình ra chi cục kiểm dịch các mặt hàng thực vật của vùng 2 để đăng ký. Đối với những doanh nghiệp mới lần đầu xuất khẩu thì bắt buộc phải mời được cán bộ kiểm tra về tận khi của mình để họ hoàn tất việc lấy được mẫu kiểm tra mặt hàng nông sản mà doanh nghiệp đang kinh doanh.

Bước 4: Sau khi đã hoàn tất mọi thủ tục xuất khẩu nông sản thì các doanh nghiệp sẽ tiến hành chuẩn bị giao hàng.

Đóng hàng nông sản chuẩn bị xuất khẩu

Để có thể chuẩn bị giao hàng cho đối tác thì các doanh nghiệp cần phải tiến hành dựa trên những kế hoạch đã được bàn giao trước đó. Sau đó có thể đóng hàng lên các container, phương tiện vận chuyển rồi chuẩn bị cho công đoạn tiếp theo đó là khai báo cho hải quan.

Bước 5: Khai báo cho hải quan

Việc khai báo này không cần diễn ra trực tiếp mà có thể tiến hành khai báo quan điện tử cho hải quan. Các số liệu khai báo cần đặc biệt chính xác. Sau khi được hải quan thông qua thì lúc này doanh nghiệp mới đươc ghi vào sổ tàu vận chuyển

2. Một số câu hỏi thường gặp

Câu 1: Giấy kiểm dịch thực vật có cần khi làm thủ tục xuất khẩu nông sản hay không?

Việc này là cần thiết đối với những mặt hàng nông sản mà doanh nghiệp này đã nhập về và hiện tại chủ cần xuất đi.

Câu 2: Mất bao nhiêu phần trăm thuế khi khảm thủ tục xuất khẩu nông sản

  • Đối với những mặt hàng xuất khẩu thì thuế VAT bằng 0%
  • Đối với thuế xuất khẩu thì mặt hàng là một trong số những mặt hàng không phải chịu thuế nên không cần đóng thuế

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bình luận

+15
NĂM KINH NGHIỆM

+32
QUỐC GIA CÓ ĐẠI LÝ

99%
KHÁCH HÀNG HÀI LÒNG

+14400
CHUYẾN HÀNG

+300
ĐỐI TÁC

" Quy Trình & Thủ Tục Xuất Khẩu Nông Sản Đi Các Nước "

ĐĂNG KÝ YÊU CẦU GỌI LẠI

#1 Công Ty Dịch Vụ Vận Tải Trường Phát Logistics

Trường Phát Logistics hơn 10 năm kinh nghiệm, đối tác của rất nhiều hãng hàng không, tàu trên thế giới chuyên cung cấp các dịch vụ hải quan, vận chuyển quốc tế.

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

Email hỗ trợ : Liên hệ các vấn đề về đặt hàng
sales@quoctetruongphat.com
Anniecao@quoctetruongphat.com

Hotline : 0981 636 575

Thời gian tư vấn:
Từ 08h00 đến 12h00 - 13h00 đến 17h00 các ngày trong tuần (Trừ ngày lễ).

© 2020 Trường Phát Logistics Co. All Rights Reserved.