Trang chủ
Chat Face
Gọi điện
SMS
Chat Zalo

Thủ tục nhập khẩu vải theo chính sách hiện hành năm 2021 như thế nào? Vải may mặc là một trong những mặt hàng nhập khẩu có doanh số tiêu thụ khổng lồ ở thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, thủ tục thông quan mặt hàng này tương đối phức tạp, sẽ có sự khác biệt giữa các loại vải, điển hình là vải may mặc và vải không dệt. Vậy quy trình làm thủ tục hải quan nhập khẩu vải như thế nào? Đơn vị nào cung cấp dịch vụ hải quan trọn gói nhập khẩu vải uy tín hiện nay? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây!

I. Quy định về thủ tục nhập khẩu vải không dệt, vải may mặc

Quy định về thủ tục nhập khẩu vải không dệt, vải may mặc

Gọi Ngay Hotline để được tư vấn miễn phí về dịch vụ nhập khẩu vải không dệt, vải may

Từ năm 2019, các doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu vải may mặc cần chú ý những chính sách được quy định trong các văn bản pháp luật sau:

+ Thông tư 21/2017/TT-BTC ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức giới hạn hàm lượng Formaldehyt và các amin thơm chuyển hoá từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may. 

+ Thông tư 07/2018/TT-BTC sửa đổi một số điều trong thông tư 21/2017/TT-BTC.

Như vậy, các đơn vị làm thủ tục nhập khẩu vải bắt buộc phải tiến hành làm công bố hợp quy cho lô hàng của mình. Mặt hàng vải chắc chắn phải hoàn tất thủ tục công bố trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường Việt Nam. 

II. Mã HS code các loại vải và thuế nhập khẩu vải không dệt

Nắm rõ mã HS code của mặt hàng mà mình nhập khẩu sẽ giúp doanh nghiệp hiểu được các chính cách, thủ tục cần thực hiện cũng như nghĩa vụ đóng thuế. Theo đó:

Vải không dệt có mã HS thuộc chương 56: mềm xơ, phớt và các sản phẩm không dệt, các loại sợi đặc biệt, thừng và cáp cùng những sản phẩm của chúng.

+ Phân nhóm 5603.1x: Vải không dệt được xác định hoàn toàn hoặc chủ yếu bằng sợi Filament nhân tạo, mà tỷ lệ xơ staple ít hơn tỷ lệ sợi Filament.

+ Phân nhóm 5603.9x: Vải không dệt được xác định chủ yếu bằng xơ staple, trong đó tỷ lệ xơ staple nhiều hơn tỷ lệ sợi Filament.

Cụ thể:

56031100: Mã HS của các sản phẩm không dệt, chưa qua quá trình ngâm tẩm có trong lượng từ 25g/m2 trở xuống.

56031200: Mã HS của các sản phẩm không dệt, chưa qua quá trình ngâm tẩm có trọng lượng nằm trong khoảng từ 25g/m2 cho đến 70g/m2.

56031300: Mã HS của các sản phẩm không dệt hoặc chưa qua ngâm tẩm có trọng lượng từ 70g/m2 đến 150g/m2. 

56031400: Mã HS của các sản phẩm không dệt hoặc chưa qua ngâm tẩm có tọng lượng từ 150g/m2 trở lên. 

Về nghĩa vụ đóng thuế, để hoàn tất thủ tục nhập khẩu vải, doanh nghiệp cần đóng thuế giá trị gia tăng VAt ở mức 10%.

Bên cạnh đó, thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của mặt hàng vải không dệt là 12%. 

III. Công bố hợp quy vải không dệt và vải may mặc

Công bố hợp quy vải không dệt và vải may mặc

Gọi Ngay Hotline để được tư vấn miễn phí về dịch vụ nhập khẩu vải không dệt, vải may

Công bố hợp quy là điều kiện bắt buộc khi làm thủ tục nhập khẩu vải. 

1 Hồ sơ công bố

Để tiến hành công bố hợp quy, hoàn tất thủ tục nhập khẩu vải, doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ hồ sơ gồm:

- Bản công bố hợp quy

  - Báo cáo tự đánh giá bao gồm đầy đủ các thông tin sau:

+ Tên doanh nghiệp, cá nhân nhập khẩu vải, địa chỉm số điện thoại,...

+ Tên đầy đủ của lô hàng.

+ Số hiệu quy chuẩn kỹ thuật của lô hàng.

+ Kết luận lô hàng đạt đủ điều kiện

+ Cam kết chất lượng sản phẩm.

+ Thông tin nhãn hiệu, chủng loại cùng đặc tính kỹ thuật của sản phẩm nhập khẩu.

Nếu như doanh nghiệp tiến hành công bố hợp quy dựa trên kết quả giám định của tổ chứng được chỉ định thì hồ sơ gồm:

+ Bản công bố hợp quy.

+ Bản sao giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật. 

2. Trình tự công bố

Về trình tự công bố hợp quy, doanh nghiệp cần:

+ Gửi hồ sơ lên Sở Công thương.

+ Sau khi doanh nghiệp đã hoàn tất gửi hồ sơ công bố hợp quy lên Sở công thương, doanh nghiệp sẽ được cấp số công bố hợp quy và đưa sản phẩm ra thị trường tiêu thụ. 

Lưu ý số công bố hợp quy khi làm công bố dựa trên kết quả đánh giá của đơn vị được chỉ định sẽ khác với số công bố khi doanh nghiệp tự làm công bố hợp quy. Cụ thể, khi dựa trên kết quả giám định của cơ quan được chỉ định, số công bố sẽ có thêm mục mã số của tổ chức đánh giá.

==> Xem thêm: báo giá dịch vụ khai thuê hải quan

IV. Bộ hồ sơ hải quan nhập khẩu vải

Bộ hồ sơ hải quan nhập khẩu vải

Gọi Ngay Hotline để được tư vấn miễn phí về dịch vụ nhập khẩu vải không dệt, vải may

Hồ sơ hải quan nhập khẩu vải sẽ bao gồm các giấy tờ sau:

+ Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice).

+ Vận đơn (Bill of Landing).

+ Hợp đồng mua bán (Sales Contract).

+ Phiếu đóng gói hàng hoá (Packing List).

+ Chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O).

+ Các giấy tờ liên quan khác.

Trên đây là thông tin chi tiết về thủ tục nhập khẩu vải. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp đến số điện thoại đường dây nóng hoặc truy cập website chính thức của Trường Phát Logistics! Sự hài lòng của quý khách là thành công của chúng tôi!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bình luận

+15
NĂM KINH NGHIỆM

+32
QUỐC GIA CÓ ĐẠI LÝ

99%
KHÁCH HÀNG HÀI LÒNG

+14400
CHUYẾN HÀNG

+300
ĐỐI TÁC

" Thủ tục nhập khẩu vải không dệt vải may mặc|【mới nhất】 "

ĐĂNG KÝ YÊU CẦU GỌI LẠI

#1 Công Ty Dịch Vụ Vận Tải Trường Phát Logistics

Trường Phát Logistics hơn 10 năm kinh nghiệm, đối tác của rất nhiều hãng hàng không, tàu trên thế giới chuyên cung cấp các dịch vụ hải quan, vận chuyển quốc tế.

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

Email hỗ trợ : Liên hệ các vấn đề về đặt hàng
sales@quoctetruongphat.com
Anniecao@quoctetruongphat.com

Hotline : 0981 636 575

Thời gian tư vấn:
Từ 08h00 đến 12h00 - 13h00 đến 17h00 các ngày trong tuần (Trừ ngày lễ).

© 2020 Trường Phát Logistics Co. All Rights Reserved.