Trang chủ
Chat Face
Gọi điện
SMS
Chat Zalo

Thủ tục nhập khẩu thép đang là mối quan tâm của nhiều doanh nghiệp bởi nhu cầu sử dụng thép trong ngành xây dựng, chế tạo và nhiều ứng dụng khác ngày càng tăng. Do năng lực cung ứng trong nước chưa đáp ứng đủ, việc tìm nguồn cung từ nước ngoài trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

Trong bài viết hôm nay, chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn về quy trình nhập khẩu các loại thép khác nhau, bao gồm thép cuộn, thép ống, thép không gỉ, và nhiều hơn nữa. Tùy vào từng loại thép, sẽ có những yêu cầu riêng biệt và được quy định bởi các văn bản pháp lý khác nhau.

I. Quy định nhập khẩu mặt hàng thép

Không chỉ với việc làm thủ tục nhập khẩu thép mà với bất kỳ ngành nghề nào bạn cũng cần tìm hiểu rõ về chính sách nhập khẩu của nhà nước. Riêng đối với mặt hàng thép thì doanh nghiệp cần quan tâm tới một số vấn đề như sau.

Quy định nhập khẩu thép

Quy định nhập khẩu thép

Hiện nay theo thông tư 14/2017/TT-BCT thì việc nhập khẩu thép không cần phải xin giấy phép như trước đây nữa. Mà doanh nghiệp cần tham khảo thông tư  liên tục số 58/2015/TTLT-BCT-BKHC và văn bản hợp nhất 17/2017/VBHN-BCT chỉ rõ những quy ịnh về việc quản lý chất lượng thép được sản xuất trong nước thép nhập khẩu. Ngoài ra doanh nghiệp cũng cần chú ý tới thông tư số 28/2012/TT-BKHCN và 02/2017/TT-BKHCN quy định về công bố hợp quy.

Với những quy định như thế này, khi doanh nghiệp muốn nhập khẩu thép sẽ cần thực hiện các nhóm công việc chính như sau:

  • Tiến hành công bố tiêu chuẩn áp dụng cho thép nhập khẩu

  • Công bố hợp quy thép nhập khẩu

  • Kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu

  • Thông quan thép nhập khẩu

II. Công bố tiêu chuẩn chất lượng áp dụng cho thép nhập khẩu

Để thực hiện quy trình nhập khẩu thép nói chung, cũng như nhập khẩu thép không gỉ và inox nói riêng, doanh nghiệp cần công bố tiêu chuẩn áp dụng các phương pháp thử nghiệm không phá hủy theo đúng quy định trong thông tư số 58.

Sau khi công bố tiêu chuẩn này, doanh nghiệp sẽ tiến hành công bố hợp quy và đánh giá sản phẩm mình muốn nhập khẩu để đảm bảo rằng chúng phù hợp với các quy chuẩn chất lượng Quốc gia và tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu vào Việt Nam.

 1. Tiêu chuẩn sử dụng để công bố

 Với những loại thép khi làm thủ tục nhập khẩu thép xác định có mã HS thuộc phụ lục số II tại thông tư số 58 thì tiêu chuẩn cơ sở để công bố loại thép nhập khẩu đó phải sở hữu yêu cầu kỹ thuật bằng hoặc cao hơn những yêu cầu kỹ thuật được quy định trong tiêu chuẩn Quốc gia tương ứng.

Nếu trong trường hợp chưa có tiêu chuẩn Quốc gia thì sản phẩm mà doanh nghiệp nhập khẩu cần có các yêu cầu về kỹ thuật không được thấp hơn các quy định tại tiêu chuẩn Quốc tế. Quy định này được nêu rõ tại khoản 4, điều 3 thông tư 58.

Với những loại thép nhập khẩu nước ngoài được phân loại theo mã HS thuộc phụ lục số III của thông tư số 58 thì sẽ sử dụng tiêu chuẩn Quốc gia của Việt Nam.

Tiêu chí cơ bản của tiêu chuẩn công phố

Chỉ tiêu về kích thước, chỉ tiêu về ngoại quan và chỉ tiêu về cơ lý:

Kích thước: Bao gồm đường kính/chiều dày, chiều rộng và chiều dài

Ngoại quan: Có bề mặt, mép cán.

Chỉ tiêu về cơ lý: Bao gồm giới hạn bền kéo, độ giãn tương đối, giới hạn độ bền uốn giới hạn độ cứng….

Với các sản phẩm có phủ/mạ/tráng thì cần có công bố độ dày của lớp phủ đó cùng độ bám dính.

Chỉ tiêu Hóa học: Trong thép nhập khẩu cần có 5 nguyên tố hóa học là C, Si, Mn, P, S. Còn đối với thép không gỉ thì cần có thêm 2 nguyên tố bổ sung đó là Cr và Ni nữa. Nếu là thép hợp kim thì cần có tối thiểu 1 nguyên tố hợp kim theo đúng chủ loại mà doanh nghiệp đăng ký.

2. Trình tự công bố tiêu chuẩn áp dụng

Khi làm thủ tục nhập khẩu thép doanh nghiệp cần thực hiện đúng trình tự thủ tục công bố tiêu chuẩn được quy định tại thông tư số 21/2017/TT-BKHCN với những bước cơ bản như sau:

  1.   Doanh nghiệp lập kế hoạch xây dựng TCCS
  2.   Biên soạn dự thảo TCCS
  3.   Lấy ý kiến cho dự thảo
  4.   Tổ chức hội nghị chuyên đề dự thảo
  5.   Xử lý ý kiến và hoàn chỉnh dự thảo
  6.   Lập hồ sơ dự thảo
  7.   Thẩm tra hồ sơ
  8.   Công bố TCCS
  9.   In TCCS

III. Thủ tục công bố hợp quy mặt hàng thép nhập khẩu

Thép là loại hàng hóa nằm trong danh mục nhóm 2 do Bộ khoa học và công nghệ quản lý. Vì vậy mà doanh nghiệp khi muốn công bố tiêu chuẩn áp dụng thì sẽ phải công bố hợp quy cho mặt hàng mà mình muốn nhập khẩu dựa vào những quy chuẩn và tiêu chuẩn của cơ quan chức năng.

Tờ khai công bố hợp quy

Tờ khai công bố hợp quy

Việc công bố hợp quy được xem là điều kiện bắt buộc để kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu. Công bộ này được lập lên dựa vào kết quả đánh giá của tổ chức đánh giá đã được đăng ký hoặc của doanh nghiệp nhập khẩu.

1. Hồ sơ công bố hợp quy

Thủ tục nhập khẩu thép khi làm hồ sơ công bố hợp quy doanh nghiệp cần phải chuẩn bị:

  • Bản công bố hợp quy theo mẫu.
  • Báo cáo tự đánh giá bao gồm những nội dung: Tên doanh nghiệp hoặc cá nhân, số điện thoại liên hệ, thông tin hàng hóa, số hiệu kỹ thuật kết luận phù hợp về các quy chuẩn Kỹ thuật.

Người nhập khẩu cần phải cam kết về chất lượng của thép phù hợp với những quy chuẩn về kỹ thuật đã công bố, hoàn toàn chịu trách nhiệm trước cơ quan chức năng về chất lượng của thép và đảm bảo kết quả tự đánh giá.

Báo cáo tự đánh giá này phải dựa trên việc nghiên cứu tại các phòng thí nghiệm đã được đăng ký hoặc dựa vào kết quả của các tổ chức uy tín thì mới có hiệu lực.

>> Xem thêm: Thủ Tục Nhập Khẩu Hạt Nhựa Tái Sinh

2. Nộp hồ sơ và làm các thủ tục hải quan nhập khẩu thép không gỉ

Căn cứ thông tin về chứng từ, lập tờ khai hải quan theo mẫu và các phụ lục kèm theo tờ khai. Hiện nay, doanh nghiệp kinh doanh thép tấm inox 304 không gỉ có thể kê khai thông tin bằng hồ sơ giấy hoặc hồ sơ điện tử.

Sau khi điền đầy đủ thông tin, nộp hồ sơ cho cơ quan hải quan để xử lý tờ khai hải quan. Sau khi khai xong, tờ khai sẽ được nộp để kiểm tra thực tế hàng hóa theo các cấp độ. Doanh nghiệp sẽ phải nộp các khoản phí và lệ phí liên quan để hoàn thành thủ tục thông quan hàng hóa.

IV. Kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu

Quá trình làm thủ tục nhập khẩu thép bắt buộc phải kiểm tra chất lượng thép theo thông tư số 58 bao gồm 2 bước chính như sau:

  1.   Cần đánh giá sự phù hợp của sản phẩm nhập khẩu từ tổ chức đánh giá sự phù hợp đủ chức năng và được chỉ định thực hiện
  2.   Kiểm tra nhà nước về mặt chất lượng đối với sản phẩm cần nhập khẩu.

Bên cạnh đó, những mặt hàng có mã HS thuộc mục 2 phụ lục 3 của thông tư liên tịch  có 2 loại thép hợp kim có mã HS là 72241000 và 72249000 thì khi nhập khẩu doanh nghiệp cần có thủ tục về nhu cầu nhập sản phẩm cũng như có kê khai nhập khẩu với Bộ công thương.

Giấy chứng nhận tra chất lượng thép nhập khẩu

Giấy chứng nhận tra chất lượng thép nhập khẩu

Hiện nay thông tư 18/2017/TT-BCT được công bố đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ không cần phải KTCL theo thông tư 58 nữa mà khi làm thủ tục hải quan để nhập khẩu doanh nghiệp sẽ không cần nộp thông báo kết quả kiểm tra chất lượng nữa. Việc nộp bản kê khai thép nhập khẩu và giấy xác nhận nhu cầu nhập khẩu thép cũng không cần thiết mà thay vào đó sẽ là việc áp dụng công văn số 945/TDC-QL được ban hành tháng 10 năm 2017 của chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng.

Trong đó điều 5a chỉ rõ thủ tục nhập khẩu thép trừ thép cốt bê tông sẽ thực hiện theo quy định tại điều 1 khoản 5 của thông tư 27/2012/TT-BKHCN  theo đó kết quả kiểm tra chất lượng sẽ được lấy theo kết quả tự đánh giá của doanh nghiệp nhập khẩu. Trừ những trường hợp đặc biệt có sự nghi ngờ về mặt chất lượng thì sẽ thực hiện theo điều 2 khoản 5 mà thông tư này đã chỉ rõ.

1. Trình tự kiểm tra chất lượng

Kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu cần phải thông qua một số bước cụ thể như sau:

  • Bước 1: Doanh nghiệp cần đăng ký kiểm tra chất lượng thép tại Chi cục tiêu chuẩn đo lường CL. Sau 1 ngày đăng ký ( Không kể ngày nghỉ, lễ tết) doanh nghiệp sẽ nhận lại bản đăng ký kiểm tra chất lượng do chi cục ký xác nhận. Sau đó sẽ tiến hành nộp cho Hải quan để làm thủ tục thông quan.
  • Bước 2: Doanh nghiệp nộp kết quả tự đánh giá cho chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng trong vòng 15 ngày kể từ khi thông quan hàng hóa.

2. Chứng từ trong hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng Thép nhập khẩu

Khi nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu, doanh nghiệp cần có một số loại giấy tờ như sau:

  • 4 bản đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu theo mẫu.

  • Công bố hợp quy sản phẩm thép nhập khẩu

  • Bản sao hợp đồng cùng danh mục hàng hóa

  • Bản sao vận đơn, hóa đơn và giấy chứng nhận xuất xứ.

  • Tờ khai nhập khẩu

  • Ảnh mẫu hàng hóa hoặc bản mô tả hàng hóa.

  • Mẫu nhãn hàng nhập khẩu đã có dấu hợp quy cùng nhãn phụ.

  • Chứng nhận lưu hành

3. Những tiêu chí cần có trên bao bì sản phẩm

Hàng hóa nhập khẩu cần có đầy đủ nhãn mác theo quy định hiện hành. Nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau:

a) Tên hàng hóa nhập khẩu;

b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa nhập khẩu;

c) Xuất xứ hàng hóa;

d) Các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa.

IV. Thông quan hoàn tất thủ tục

Với tất cả những chứng từ, thủ tục nhập khẩu thép như đã nói ở trên bao gồm: Công bố tiêu chuẩn áp dụng, hợp quy, đăng ký KTCL là doanh nghiệp đã có thể đủ điều kiện để làm thủ tục hải quan cho lô thép cần nhập khẩu này.

1. Hồ sơ thông quan bao gồm

  • Bản gốc đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu đã có xác nhận

  • Bản sao công bố hợp quy sản phẩm thép

  • Các chứng từ như tờ khai hải quan, hợp đồng nhập khẩu, hóa đơn thương mại…. theo quy định đã nêu bên trên.

Sau khi đã làm đầy đủ tất cả các thủ tục này đại diện doanh nghiệp xuất trình bộ hồ sơ đầy đủ cho cơ quan Hải quan là đã có thể thông quan rồi.

2. Thuế nhập khẩu với mặt hàng thép nhập khẩu

Bên cạnh việc nộp thuế nhập khẩu và VAT theo quy định thì doanh nghiệp  khi làm thủ tục nhập khẩu thép cần chịu một số loại thuế khác như:

  • Thuế tự vệ đối với phôi thép và thép dài

  • Thuế chống bán phá giá đối với thép không gỉ cán nguội dạng cuộn hoặc dạng tấm có nguồn gốc từ các thị trường như Trung Quốc, Malaysia, Indonesia và Đài Loan.

  • Thuế chống bán phá giá đối với thép mạ nhập khẩu

  • Thuế chống bán phá giá với thép hình chữ H và tấm inox đục lỗ tròn.

Các loại thuế trên đều có quy định về mã HS sản phẩm nên khi làm thủ tục doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ hàng hóa mình mã nào để tính toán chi phí cho hợp lý.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về thủ tục nhập khẩu thép hiện nay, nếu bạn còn những thắc mắc về vấn đề này hãy liên hệ ngay bộ phận dịch vụ hải quan để chúng tôi có thể giải đáp

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bình luận

+15
NĂM KINH NGHIỆM

+32
QUỐC GIA CÓ ĐẠI LÝ

99%
KHÁCH HÀNG HÀI LÒNG

+14400
CHUYẾN HÀNG

+300
ĐỐI TÁC

" Thủ Tục Nhập Khẩu Thép Không Gỉ Thép Tấm "

ĐĂNG KÝ YÊU CẦU GỌI LẠI

#1 Công Ty Dịch Vụ Vận Tải Trường Phát Logistics

Trường Phát Logistics hơn 10 năm kinh nghiệm, đối tác của rất nhiều hãng hàng không, tàu trên thế giới chuyên cung cấp các dịch vụ hải quan, vận chuyển quốc tế.

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

Email hỗ trợ : Liên hệ các vấn đề về đặt hàng
sales@quoctetruongphat.com
Anniecao@quoctetruongphat.com

Hotline : 0981 636 575

Thời gian tư vấn:
Từ 08h00 đến 12h00 - 13h00 đến 17h00 các ngày trong tuần (Trừ ngày lễ).

© 2020 Trường Phát Logistics Co. All Rights Reserved.