Trang chủ
Chat Face
Gọi điện
SMS
Chat Zalo

SCM Là Gì? Viết Tắt Của Từ Gì? Và Những Điều Cần Biết

SCM Là Gì? Viết Tắt Của Từ Gì? Và Những Điều Cần Biết
Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế kéo theo sự ra đời của thuật ngữ SCM, cũng được sử dụng trong lĩnh vực kinh tế. Khi tìm hiểu về khái niệm này người ta sẽ đặt ra rất nhiều vấn đề thiết lập giải pháp, phần mềm,... Vậy khái niệm SCM là gì, nó mang đến lợi ích ra sao, hãy cùng Trường Phát Logistics tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế kéo theo sự ra đời của thuật ngữ SCM, cũng được sử dụng trong lĩnh vực kinh tế. Khi tìm hiểu về khái niệm này người ta sẽ đặt ra rất nhiều vấn đề thiết lập giải pháp, phần mềm,... Vậy khái niệm SCM là gì, nó mang đến lợi ích ra sao, hãy cùng Trường Phát Logistics tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

1. Khái niệm SCM là gì? 

Khám phá khái niệm SCM là gì?

Trong tiếng anh, SCM là từ viết tắt trong cụm từ Supply Chain Management đang rất thịnh hành hiện nay. Vậy supply chain management là gì? Dịch theo nghĩa đen trong tiếng anh, Supply Chain Management được hiểu là hệ thống quản trị chuỗi cung ứng. 

Sự ra đời của hệ thống này sẽ mang đến những giải pháp để các nhà quản trị dễ dàng hơn trong việc giám sát hoạt động thường ngày của chuỗi hệ thống các nhà máy. Hay cũng có thể là trong các điểm cung cấp sản phẩm của công ty đến trực tiếp cho khách hàng. 

Thuật ngữ SCM hiện nay được người ta sử dụng nhiều trong đa lĩnh vực, trong đó có phổ biến như: Marketing, phát triển sản phẩm, tài chính, dịch vụ khách hàng. 

Trong mọi hoạt động đầu vào thì hệ thống quản lý chuỗi cung ứng đóng vai trò cung cấp các giải pháp hiệu quả khác nhau dành cho doanh nghiệp trong mọi tình huống có thể xảy ra. Ưu điểm của điều này chính là những nhà cung cấp, các công ty sản xuất đều có thể dễ dàng tương tác với nhau. Từ đó hoạt động sản xuất sẽ được cải thiện và nâng cao. Đồng thời những hoạt động phân phối các sản phẩm, dịch vụ đến với những khách hàng có sẵn từ trước cũng nhận được những tác động tích cực. Như vậy qua đó mọi người đã biết thêm về khái niệm của thuật ngữ SCM là viết tắt của từ gì? 

2. Cấu trúc của SCM là gì? 

Cấu trúc cơ bản của một SCM

Trong hệ thống quản trị chuỗi cung ứng, người ta cũng quy định theo cấu trúc nhất định như sau: 

  • Supplier - nhà cung ứng: Trong đó sẽ có những doanh nghiệp tập trung buôn bán vào các nguyên vật liệu chủ yếu là những sản phẩm, dịch vụ phục vụ chủ yếu cho quá trình sản xuất cũng như kinh doanh của khách hàng.

  • Producer - đơn vị sản xuất : Đơn vị này sẽ tiến hành tiếp nhận nguyên vật liệu mà nhà cung cấp mang đến. Sau đó sẽ tiến hành hoạt động đưa kết quả thành phẩm ở bước cuối cùng đến với khách hàng mục tiêu.  

  • Customer - khách hàng: Là đối tượng doanh nghiệp hướng đến.  

3. Thành phần cơ bản của hệ thống SCM  

Thực hiện tốt SCM sẽ giúp doanh nghiệp phát triển 

Trong hệ thống SCM sẽ có những thành phần cơ bản như sau: 

Sản xuất: Đối với giai đoạn này, doanh nghiệp cần biết mình sẽ làm gì và cách thức hiện ra sao, thời gian là khi nào. Công đoạn này cần đến sự hỗ trợ của các chuyên gia có kinh nghiệm để có được sản phẩm phù hợp với thị trường nhất. Đồng thời phải đảm bảo được số lượng sản phẩm đưa ra thị trường là đủ và không bị lãng phí.  

Vận chuyển: Hiện nay, trên thị trường xuất hiện 6 hình thức vận chuyển chủ yếu để phục vụ vận chuyển hàng hóa bao gồm:

  • Đường bộ: Ưu điểm của hình thức này là dễ dàng vận chuyển được nhiều hàng hóa. Đồng thời chi phí phải bỏ ra cũng rất phù hợp với tài chính của công ty yêu cầu đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên khi vận chuyển trong quãng đường xa thì lại có phần hạn chế vì mất nhiều thời gian và không thể đem qua nước ngoài.  

  • Đường biển: Đường biển mặc dù là phương thức giúp tiết kiệm chi phí nhưng bị hạn chế về địa điểm nhận hàng. Muốn nhận được hàng hóa chỉ có thể đến những nơi có cảng biển để neo đậu tàu thuyền.

  • Đường sắt: Hình thức này cũng có chi phí thấp tuy nhiên cũng bị giới hạn địa điểm để giao nhận. 

  • Đường không: Ưu điểm của hình thức đường không là có thể vận chuyển đến bất cứ đâu một cách nhanh chóng tuy nhiên giá thành thì sẽ rất cao. 

  • Đường điện tử: Chỉ vận chuyển được những hàng hóa như: âm thanh, hình ảnh, tập tin dữ liệu.

  • Đường ống: Chỉ vận chuyển được các chất lỏng như dầu mỏ, khí đốt….

Tồn kho: Tồn kho xuất hiện có các hoạt động quản lý về chi phí sản xuất và lưu trữ hàng hóa. Nếu như hàng hóa bị tồn kho thì doanh thu sẽ bị giảm đồng thời sẽ phải nhận một tổn thất lớn về chi phí vận hành như: phí bảo quản hàng hóa, thuê kho bãi, nhân sự…….

Định vị không gian: Khi các công ty lựa chọn áp dụng hệ thống SCM thì phải đảm bảo định vị được nơi cung cấp nguyên vật liệu. Đặc biệt là đối với những nơi có nhu cầu khách hàng phù hợp so với những gì sản phẩm mang đến. Nếu hoạt động này thực hiện tốt thì sẽ đẩy nhanh tiến độ tiêu thụ hàng hóa đem lại lợi nhuận lớn cho công ty. 

Như vậy qua đó mọi người đã biết được khái niệm SCM là gì cũng như một vài thông tin liên quan đến khái niệm này. Hy vọng rằng qua đó mọi người sẽ có thêm kiến thức để phát triển doanh nghiệp của mình. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến lĩnh vực này có thể liên hệ với Trường Phát Logistics để được giải đáp.  

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bình luận

+15
NĂM KINH NGHIỆM

+32
QUỐC GIA CÓ ĐẠI LÝ

99%
KHÁCH HÀNG HÀI LÒNG

+14400
CHUYẾN HÀNG

+300
ĐỐI TÁC

" SCM Là Gì? Viết Tắt Của Từ Gì? Và Những Điều Cần Biết "

ĐĂNG KÝ YÊU CẦU GỌI LẠI

#1 Công Ty Dịch Vụ Vận Tải Trường Phát Logistics

Trường Phát Logistics hơn 10 năm kinh nghiệm, đối tác của rất nhiều hãng hàng không, tàu trên thế giới chuyên cung cấp các dịch vụ hải quan, vận chuyển quốc tế.

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

Email hỗ trợ : Liên hệ các vấn đề về đặt hàng
sales@quoctetruongphat.com
Anniecao@quoctetruongphat.com

Hotline : 0981 636 575

Thời gian tư vấn:
Từ 08h00 đến 12h00 - 13h00 đến 17h00 các ngày trong tuần (Trừ ngày lễ).

© 2020 Trường Phát Logistics Co. All Rights Reserved.