Trang chủ
Chat Face
Gọi điện
SMS
Chat Zalo

Bên cạnh các hình thức vận chuyển bằng đường bộ, đường hàng không thì vận tải đường biển cũng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để vận chuyển hàng hóa. Vấn đề đặt ra là nhiều doanh nghiệp chưa hiểu rõ hoặc biết hết về các loại phụ phí cước biển gồm những gì? Để có thể so sánh, ước chừng với các hình thức vận chuyển khác nhằm giảm thiểu tối đa các khoản phí cước phải bỏ ra.

Dưới đây Trường Phát Logistics đã tổng hợp lại được và liệt kê chi tiết cho bạn các loại phí cước biển cần phải chịu khi vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu theo đường biển nhé.

Các loại phụ phí cước biển đầy đủ nhất

Các loại phụ phí cước biển đầy đủ nhất

1. Phụ phí cước biển đối với hàng xuất khẩu

Đối với hàng xuất khẩu theo đường biển, doanh nghiệp sẽ phải chịu các phí cước biển sau:

1.1 Phí xếp dỡ hàng hóa tại cảng

Đây là phụ phí xếp dỡ hàng hóa tại cảng trên các container chở hàng như dừng nghỉ, xếp dỡ, tập kết container từ trong bãi ra cầu tàu,..

1.2 Phí cước đường biển

Là phí cước biển vận tải trong quá trình bạn di chuyển từ cảng đi tới cảng đích cuối để xuất hàng hóa ra nước ngoài.

1.3 Phí chứng từ hàng hóa - Bill of Lading fee

Là phí chứng từ hàng hóa B/L khi có lô hàng xuất hàng qua các hãng tàu.

1.4 Phí cước biển bắt buộc ở Mỹ/ Canada (Advanced Manifest System fee)

Đây là phụ phí cước biển bắt buộc nếu bạn chở hàng hóa tới Mỹ hay Canada trước khi hàng hóa được xếp lên tàu biển di chuyển.

1.5 Phụ phí cước tiền xăng dầu

Phụ phí xăng dầu này sẽ giúp bù đắp vào chi phí hao hụt cho chủ tàu trong quá trình bị biến động giá xăng dầu trên thị trường.  Đây cũng được tính là một loại phụ phí vận tải đường biển.

1.6 Phí vận chuyển container đường biển

 Là phí cước biển mà doanh nghiệp của bạn phải chịu khi xuất nhập khẩu hàng hóa sẽ được công ty Consol/Forwarder sẽ phải dỡ hàng hóa từ container đưa vào kho hoặc ngược lại.

1.7 Phí khai báo hải quản tự động

Là chi phí khai báo hải quan mà doanh nghiệp phải mất trong quá trình xuất khẩu hàng hóa sang nước ngoài chủ yếu áp dụng cho các nước như: Mỹ, Canada, Trung Quốc).

1.8 Phí kê khai sơ lược hàng hóa nhập khẩu đường biển 

Phụ phí kê khai sơ lược hàng hóa nhập khẩu vào liên hợp quốc tại cảng đi các nước trong liên minh EU châu Âu để đảm bảo an toàn, an ninh khu vực.

2. Phụ phí cước biển đối với hàng nhập khẩu

Phí cước biển xuất/ nhập khẩu hàng

Phí cước biển xuất/ nhập khẩu hàng

Khi nhập hàng theo đường biển, doanh nghiệp sẽ mất các loại phụ phí cước biển sau:

2.1 Phí xếp dỡ hàng tại cảng

Là khoản phí doanh nghiệp phải chịu đền bù đắp chi phí hoạt động tại cảng như xếp dỡ hàng, tập kết xe container chở hàng hóa,..

2.2 Phí cước đường biển là Chi phí vận tải từ cảng đi tới cảng đích

2.3 Phí lệnh giao hàng

Khi nhập khẩu hàng về VN, thì phải có lệnh giao hàng, mang ra ngoài cảng xuất trình cho kho để lấy hàng vì thế mà doanh nghiệp sẽ bị mất thêm phí để lấy hàng.

2.4 Phí giao dịch đại lý ủy quyền

Là phụ phí ngoài phải trả cho một Forwarder giao dịch với các đại lý đại diện bạn làm một số công việc khai báo với cơ quản hải quan về giấy tờ liên quan xuất nhập khẩu đường thủy.

2.5 Phí phụ mất cân đối vỏ container

phụ phí cước biển hãng tàu thu để bù đắp phát sinh việc điều chuyển một lượng lớn container tới lấy hàng .

2.6 Phí bốc dỡ hàng hóa

Khi nhập lô hàng thì bạn sẽ phải cần có quá trình bốc dỡ hàng hóa từ container đưa vào kho hoặc ngược lại và bạn phải trả phí cho đơn vị chủ.

2.7 Phí vệ sinh xe container chở hàng

Là phí vệ sinh container mà doanh nghiệp sẽ phải trả để làm vệ sinh sạch vỏ container sau quá trình xuất / nhập khẩu hàng hóa.

3. Một số phụ phí cước biển khác đi kèm

 một số phụ phí cước biển 

một số phụ phí cước biển

  • Bên cạnh chịu các phí cước biển trên thì doanh nghiệp còn phải chịu thêm một số phụ phí khác như:
  • Phụ phí mùa cao điểm PSS: Phí này thường được áp dụng trong mùa cao điểm vận chuyển chủ yếu là từ tháng 7- tháng 10.
  • Phí tắc nghẽn cảng : Áp dụng khi  xếp hoặc dỡ hàng hóa tại cảng bị  xảy ra ùn tắc dẫn đến tàu bị chậm trễ thời gian khởi hành.
  • Phụ phí ngoài hãng tàu BAF: Là khoản phụ thu ngoài từ chủ tàu để bù đắp các chi phí phát sinh do biến động giá nhiên liệu từng thời điểm.
  • Phụ phí qua kênh đào Suez: phí cước biển này chỉ mất khi bạn có vận chuyển hàng hóa đi qua kênh đào Suez.
  • Phí thay đổi địa điểm đến: Là phụ phí hãng tàu thu để bù đắp các chi phí phát sinh trong trường hợp bạn cần thay đổi cảng đích đến như  phí đảo chuyển, phí xếp dỡ,..
  • Phí biến động tỷ giá ngoại tệ: Là phụ phí ngoài cước biển được hãng vận chuyển thu thêm để bù đắp phát sinh do biến động tỷ giá ngoại tệ.
  • Phí kê khai an ninh ISF: Phụ phí này dùng để kê khai an ninh dành ở nếu xuất khẩu tới Mỹ.
  • Phí Destination Delivery Charge: Phụ phí này nằm ngoài cước biển nhưng mà các chủ tàu vận chuyển vẫn thu để bù đắp chi phí ngoài như dỡ hàng khỏi tàu, phí ra vào cổng cảng,..
  • Phí cước vận chuyển: Chỉ áp dụng phụ phí này vào mùa vận chuyển hàng cao điểm.

Đó là tất tần tần các phụ phí cước biển liên quan mà các doanh nghiệp phải chịu khi vận chuyển theo đường thủy. Nếu bạn muốn lựa chọn hình thức vận chuyển đường thủy này để xuất nhập khẩu hàng hóa thì hãy nghiên cứu thật kỹ các loại cước phí, phụ phí để hạn chế tối đa chi phí vận chuyển nhé.

Để biết thêm chi tiết và chính xác nhất về phí cước biển cho doanh nghiệp mình thì hãy liên hệ ngay với Trường Phát Logistics để được tư vấn cụ thể nhất nhé.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bình luận

+15
NĂM KINH NGHIỆM

+32
QUỐC GIA CÓ ĐẠI LÝ

99%
KHÁCH HÀNG HÀI LÒNG

+14400
CHUYẾN HÀNG

+300
ĐỐI TÁC

" Phụ Phí Cước Biển Danh Sách Đầy Đủ Nhất "

ĐĂNG KÝ YÊU CẦU GỌI LẠI

#1 Công Ty Dịch Vụ Vận Tải Trường Phát Logistics

Trường Phát Logistics hơn 10 năm kinh nghiệm, đối tác của rất nhiều hãng hàng không, tàu trên thế giới chuyên cung cấp các dịch vụ hải quan, vận chuyển quốc tế.

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

Email hỗ trợ : Liên hệ các vấn đề về đặt hàng
sales@quoctetruongphat.com
Anniecao@quoctetruongphat.com

Hotline : 0981 636 575

Thời gian tư vấn:
Từ 08h00 đến 12h00 - 13h00 đến 17h00 các ngày trong tuần (Trừ ngày lễ).

© 2020 Trường Phát Logistics Co. All Rights Reserved.