Hotline tư vấn
0981 636 575
Hoặc để lại số điện thoại để https://truongphatlogistics.com/ gọi lại trong ít phút
Thủ tục nhập khẩu hoá chất như thế nào? Quy trình thông quan hoá chất nhập khẩu gồm các bước nào? Hoá chất công nghiệp là một trong những mặt hàng có quy định nghiêm ngặt nhất trong vấn đề xuất nhập khẩu. Chính vì thế, để hạn chế rủi ro cũng như đẩy nhanh tiến độ thông quan, dịch vụ hải quan trọn gói là giải pháp tối ưu cho các doanh nghiệp hiện nay.
Ngay sau đây, Trường Phát Logistics sẽ cùng quý bạn đọc tìm hiểu chi tiết thủ tục nhập khẩu hoá chất, tiền chất công nghiệp.
Khái niệm về hoá chất đã được quy định rõ tại Điều 4 Luật Hoá chất năm 2018. Theo đó:
Hoá chất là các hợp chất hoặc đơn chất được con người khai thác hoặc tạo ra từ nguồn nhiên liệu nhân tạo, nguyên liệu tự nhiên.
Gọi Ngay Hotline để được tư vấn miễn phí về các thủ tục nhập khẩu hóa chất chi tiết
Trong hoạt động xuất nhập khẩu, các loại hoá chất sẽ được ký hiệu bởi những dãy số duy nhất. Đó chính là mã Chemical Abstracts Service, viết tắt là CAS. Ngoài ra, trong hoạt động mua bán, giao thương quốc tế, nếu như các mặt hàng thông thường chỉ cần những chứng từ như hợp đòng, hoá đơn, phiếu đóng gói thì riêng đối với hoá chất, người bán phải cung cấp thêm bảng chỉ dẫn an toàn hoá chất MSDS. Tại bảng chỉ dẫn này, chúng ta sẽ có thể kiểm tra đầy đủ thông tin về hoá chát, mức độ nguy hiểm, mã CAS.
Căn cứ vào phụ lục III của Nghị định 113/2017/NĐ-CP, các loại hoá chất cấm nhập khẩu đó là các loại có mức độ nguy hiểm cao. Điển hình là Sarin, Tabun,... đây là các hoá chất có mức độ đe doạ tính mạng gấp 26 lần Xyanua. Chính vì thế nó bị cấm sử dụng trên toàn thế giới, trong đó có cả Việt nam.
Tuy nhiên, trong trường hợp khẩn cấp, các loại hoá chất đó được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học hay công tác quốc phòng an ninh, các doanh nghiệp cần có sự đồng ý của Thủ trường Chính phủ thông qua đề nghị của Bộ công thương.
Các loại hoá chất bị hạn chế nhập khẩu đã được nêu rõ trong phụ lục II của Nghị định 113/2017/NĐ-CP. Nếu các doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu các loại hoá chất này, chắc chắn phải làm thủ tục xin cấp phép của Bộ Công thương. Ví dụ điển hình cho các loại hoá chất này là Cadimi Sulfua, Nicotin,...
Các loại hoá chất nhập khẩu nhưng cần được khai báo đã được nếu rõ trong Phụ lục I của Nghị định 113/2017/NĐ-CP.
Gọi Ngay Hotline để được tư vấn miễn phí về các thủ tục nhập khẩu hóa chất chi tiết
Trong quy trình làm thủ tục nhập khẩu các loại hoá chất cần khai báo này, doanh nghiệp nhập khẩu bắt buộc phải làm công tác khai báo hoá chất. Nếu như trước đây, doanh nghiệp phải đến tận nơi cơ quan chức năng có thẩm quyền để làm đơn thì hiện nay, quy trình đã nhanh gọn hơn rất nhiều. Các doanh nghiệp có thể tiến hành trực tiếp trên công thông tin điện tử một cửa quốc gia.
Một vài ví dụ điển hình nằm tỏng danh mục hoá chất cần khai báo đó là: Axit cloric, Bạc nitrat,...
Nếu các đơn vị nhập khẩu tra cứu thấy hoá chất bên mình không có tên trong danh mục cấm hay danh mục hạn chế, phải khai báo thì có thể làm các thủ tục để nhập khẩu bình thường.
Tuy nhiên, một điều quan tọng cần lưu ý nữa. Đó là khi doanh nghiệp của bạn nhập khẩu hợp chất, hỗn hợp hoá học thì cần phải đối chiếu các mã CAS. Từ đó, lại đối chiếu một lần nữa các chất có trong những danh mục ở trên.
==> Xem thêm: 【dịch vụ hải quan】- thủ tục nhập khẩu mực in
Để tiến hành hoạt động nhập khẩu hoá chất, doanh nghiệp cần làm theo quy trình sau:
Đối với các lô hàng nằm tỏng danh mục hạn chế nhập khẩu hoặc cần khai náo, các doanh nghiệp cần xin giấy phép nhập khẩu. Hồ sơ xin giấy phép bao gồm các giấy tờ sau:
Với bộ hồ sơ này, bạn có thể gửi qua hệ thông một cửa quốc gia để nhanh chóng có kết quả nhất. Thông thường, thời gian chờ xét duyệt sẽ là 16 ngày.
==> Xem thêm: Dịch vụ hải quan trọn gói - khai thuê hải quan xuất nhập khẩu
Gọi Ngay Hotline để được tư vấn miễn phí về các thủ tục nhập khẩu hóa chất chi tiết
Các bước tiến hành khai báo hoá chất:
- Hoá đơn thương mại.
- Bản khai náo hoá chất.
- Phiếu an toàn hoá chất nếu các hoá chất nhập khẩu nằm trong danh mục hàng nguy hiểm.
Sau khi hoàn tất các bước khai báo hoá chất và xin giấy phép nhập khẩu, doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ để trình lên hải quan. Hồ sơ bao gồm:
- Hoá đơn thương mại (Invoice).
- Hợp đồng mua bán (Sales Contract).
- Phiếu đóng gói (Packing List).
- Vận đơn (Bill of Landing).
- Chứng nhận xuất xứ (C/O).
- Bảng CAS.
- Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp.
Khác với những hàng hoá thông thường, hoá chất là mặt hàng rất khó xác định bằng cảm quan. Chính vì thế, để đảm bảo các quy trình được làm chính xác, tránh các rắc rối phát sinh, doanh nghiệp cần tra xét mã HS thật chính xác trước khi đưa vào giám định.
Bên cạnh đó, ở bảng thông tin hoá chất, phải có đầy đủ tên khoa học, công dụng, thành phần cấu tạo,...
Vốn dĩ hoá chất thường có tên trong danh mục sản phẩm nguy hiểm. Nên thời hạn miễn phí lưu container áp dụng lên mặt hàng này là rất ít. Để tránh những chi phí phát sinh, các đơn vị cần chuẩn bị bộ chứng từ, thủ tục đầy đủ và chính xác.
==> Xem thêm:【dịch vụ hải quan】- thủ tục nhập khẩu sơn tường
Gọi Ngay Hotline để được tư vấn miễn phí về các thủ tục nhập khẩu hóa chất chi tiết
Để hạn chế rủi ro tới mức thấp nhất, dịch vụ thủ tục hải quan trọn gói của Trường Phát Logistics là giải pháp tối ưu được nhiều doanh nghiệp sử dụng hiện nay. Với kinh nghiệm dày dạn, chúng tôi sẽ đảm bảo lô hàng được thông quan nhanh chóng, hợp pháp, đúng tiến độ theo yêu cầu của khách hàng. Lợi ích khi lựa chọn Trường Phát Logistics:
- Chi phí dịch vụ hấp dẫn nhất thị trường ở thời điểm hiện tại.
- Các quy trình diễn ra nhanh chóng, chuyên nghiệp.
- Đảm bảo tiến độ thông quan.
- Kinh nghiệm dày dạn, xử lý vấn đề phát sinh nhanh chóng.
- Hạn chế tối đa các rủi ro ngoài ý muốn.
Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về thủ tục nhập khẩu hoá chất. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp đến số điện thoại đường dây nóng hoặc truy cập website chính thức của Trường Phát Logistics! Sự hài lòng của quý khách là thành công của chúng tôi!
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Bình luận