Trang chủ
Chat Face
Gọi điện
SMS
Chat Zalo

Cross Docking là gì? Cross Docking với kho hàng truyền thống như thế nào? Có những loại Cross Docking nào? Tất tần tật những thông tin chi tiết liên quan đến Cross Docking sẽ được Trường Phát Logistic chia sẻ ngay trong bài viết sau đây. Theo dõi ngay để có thêm những thông tin chi tiết cho mình về Cross Docking nhé. 

1. Cross Docking là gì? 

Tìm hiểu những thông tin hữu ích liên quan đến Cross Docking

Cross Docking là gì? Cross Docking được biết đến là một kỹ thuật logistic nhằm loại bỏ chức năng chính là lưu trữ và thu gom đơn hàng của một kho hàng nào đó, tuy nhiên vẫn cho phép thực hiện các chức năng khác cụ thể là tiếp nhận và gửi hàng. 

2. Sự khác nhau của Cross Docking và kho hàng truyền thống

Không ít người thắc mắc sự khác nhau giữa kho hàng truyền thống và Cross Docking là gì? Có thể nói trong mô hình hình truyền thống, các kho hàng sẽ được duy trì lượng hàng cho đến khi có đơn hàng của khách, sau đó là các sản phẩm khác chọn sẽ được đóng gói và chuyển đi. Ngay khi đơn hàng đến kho chúng sẽ được lưu trữ cho đến khi xác định được khách hàng. Đối với mô hình Cross Docking thì khác khách hàng được biết về sản phẩm trước khi đến kho và sản phẩm cũng không có nhu cầu để lưu trữ tại kho. 

Cross Docking phương thức giao nhận hàng tại kho

Điều này có nghĩa là đối với mô hình Cross Docking khách hàng (có thể là cửa hàng bán lẻ) cần phải bỏ thời gian để chờ đợi hàng được vận chuyển đến kho. Và quá trình vận chuyển phải được tuân theo một lịch trình cụ thể, chắc chắn và nghiêm ngặt để có thể bù đắp bất cứ rủi ro nào có thể xảy ra có liên quan đến việc kéo dài lead time (lead time chính là khoảng thời gian từ khi khách hàng/doanh nghiệp đặt hàng cho đến khi đơn hàng được giao đến tận tay người nhận). Ngược lại, nếu Cross Docking được thực hiện đúng điều này sẽ cho phép các công ty có thể loại bỏ được các khoản phí tồn kho không đáng có đồng thời giảm thiểu chi phí vận chuyển cùng một lúc.

3. Phân loại Cross Docking

Hiện tại, thuật ngữ Cross Docking được sử dụng để mô tả nhiều loại hoạt động khác nhau, tuy nhiên tất cả các hoạt động đó điều liên quan đến việc thu gom và vận chuyển sản phẩm. 

Cross Docking được phân thành 5 loại khác nhau

Theo Napolitano Cross Docking được phân loại như sau:

  • Cross Docking nhà sản xuất: giúp hỗ trợ và thu gom các nguồn cung ứng đầu vào để hỗ trợ tối đa trong quá trình sản xuất. 
  • Cross Docking nhà phân phối: Hỗ trợ thu gom các sản phẩm đầu vào từ nhiều nhà cung cấp khác nhau vào một pallet sản phẩm hỗn hợp. Pallet này sẽ được sử dụng để bàn giao cho khách hàng ngay khi thành phần cuối cùng được nhận. 
  • Cross Docking vận tải: Chính là hoạt động kết hợp với các lô hàng từ một số nhà vận tải chỉ khác nhau ở dạng LTL hoặc theo gói nhỏ mục đích là để đem lại lợi ích kinh tế về quy mô. 
  • Cross Docking bán lẻ: Đây chính là quá trình liên quan đến việc tiếp nhận nhiều sản phẩm từ các nhà cung cấp khác nhau, sau đó phân loại vào các xe tải đầu ra cho các cửa hàng bán lẻ. 
  • Cross Docking cơ hội: Có thể sử dụng mô hình Cross Docking cơ hội ở bất cứ kho hàng nào, mô hình này chính là việc chuyển một sản phẩm cụ thể từ khu vực nhận hàng đến khu vực chuyển hàng nhằm đáp ứng được nhu cầu biết trước của khách hàng về sản phẩm đó. 

4. Các mặt hàng phù hợp với Cross Docking 

Một sản phẩm được đánh giá là phù hợp với Cross Docking đòi hỏi phải đáp ứng được cả hai tiêu chí: biến động đủ thấp và khối lượng đủ lớn. Nếu nhu cầu không chắc chắn sẽ không thể áp dụng mô hình Cross Docking vì nó gây khó khăn trong việc cân đối giữa cung và cầu. Dưới đây là một số loại sản phẩm phù hợp với Cross Docking, cụ thể:

  • Các mặt hàng dễ hư hỏng đòi hỏi quá trình vận chuyển phải thực hiện ngay lập tức. 
  • Những mặt hàng chất lượng cao không đòi hỏi khắt khe về việc kiểm tra chất lượng trong quá trình nhận hàng. 
  • Các sản phẩm được gắn thẻ (barcode, RFID), dán nhãn và đã sẵn sàng để bán cho khách hàng khi có nhu cầu. 
  • Những mặt hàng quảng cáo và các mặt hàng khác đã được tung ra thị trường. 
  • Một số sản phẩm bán lẻ được coi là chủ lực đáp ứng nhu cầu ổn định và khả năng biến động thấp. 
  • Các đơn đặt hàng đã được chọn bởi khách hàng và thực hiện đóng gói trước từ một nhà máy sản xuất hoặc kho hàng giờ cần vận chuyển. 

5. Mối quan hệ của Cross Docking với chuỗi cung ứng

Xét theo nhiều góc độ có thể nói Cross Docking là một hoạt động kinh doanh phức tạp, nó liên quan đến sự phối hợp của các nhà phân phối và nhà cung cấp cũng như khách hàng. Do đó, việc sử dụng hoạt động Cross Docking sẽ khiến cho đối tác trong kênh phải bỏ ra một khoản chi phí, hoặc một số trở ngại trong suốt quá trình thực hiện. 

Về phía cung các nhà cung cấp có thể được yêu cầu cung cấp các lô hàng nhỏ hơn và thường xuyên hơn, tuy nhiên phải thực hiện dán nhãn giá hoặc mã vạch. Về phía cầu khách hàng được phép đưa ra các yêu cầu về việc đặt hàng vào một số ngày nhất định, từ đó cho phép lead time giao hàng nhiều hơn 1 ngày. Tổng hợp tất cả những yêu cầu này sẽ dẫn đến việc gia tăng thêm các chi phí khác đồng thời gia tăng sự phối hợp với các đối tác kênh. 

Trên đây là một số thông tin hữu ích liên quan đến Cross Docking là gì hy vọng sẽ giúp ích cho bạn ít nhiều trong quá trình tìm hiểu từ đó hiểu rõ hơn về Cross Docking và ứng dụng như thế nào cho hiệu quả. 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bình luận

+15
NĂM KINH NGHIỆM

+32
QUỐC GIA CÓ ĐẠI LÝ

99%
KHÁCH HÀNG HÀI LÒNG

+14400
CHUYẾN HÀNG

+300
ĐỐI TÁC

" Cross Docking Là Gì? Tất Tần Tật Về Cross Docking  "

ĐĂNG KÝ YÊU CẦU GỌI LẠI

#1 Công Ty Dịch Vụ Vận Tải Trường Phát Logistics

Trường Phát Logistics hơn 10 năm kinh nghiệm, đối tác của rất nhiều hãng hàng không, tàu trên thế giới chuyên cung cấp các dịch vụ hải quan, vận chuyển quốc tế.

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

Email hỗ trợ : Liên hệ các vấn đề về đặt hàng
sales@quoctetruongphat.com
Anniecao@quoctetruongphat.com

Hotline : 0981 636 575

Thời gian tư vấn:
Từ 08h00 đến 12h00 - 13h00 đến 17h00 các ngày trong tuần (Trừ ngày lễ).

© 2020 Trường Phát Logistics Co. All Rights Reserved.