Hotline tư vấn
0981 636 575
Hoặc để lại số điện thoại để https://truongphatlogistics.com/ gọi lại trong ít phút
Nhu cầu xuất khẩu hàng hóa ngày càng gia tăng. Việc giao lưu buôn bán giữa các nước trở nên thường xuyên hơn. Để thực hiện công việc này, bạn cần đảm bảo có đủ bộ hồ sơ theo quy định nhà nước. Trong đó, chuẩn bị CO Form AI là không thể thiếu được. Sau đây, chúng tôi xin cung cấp thông tin giúp bạn đọc biết được cách thức thực hiện hồ sơ này.
Chứng từ CO Form Al là gì? Đây là loại chứng từ liên quan đến xuất xứ hàng hóa và được gọi tắt là CO. Loại chứng từ này cực kỳ quan trọng trong quá trình xuất nhập khẩu. Các thông tin trên giấy tờ này cho chúng ta biết được nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa được thực hiện xuất nhập khẩu.
Các thông tin thường liên quan đến xuất xứ vùng lãnh thổ, quốc gia. Cùng với đó là các thông tin liên quan đến việc hưởng ưu đãi về thuế xuất nhập khẩu. Căn cứ vào chứng từ này, chúng ta có thể xác nhận được phần tiền thuế được giảm là bao nhiêu.
Xem Thêm: Local Charge Là Gì?
Quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa khá phức tạp, các chứng từ đi kèm cũng cần phải chuẩn bị đầy đủ. Đặc biệt là với bộ chứng từ xin cấp CO Form AI cần phải chuẩn bị các loại hồ sơ sau đây:
Đây là mẫu đơn đã có sẵn, các đơn vị cần thực hiện điền đầy đủ các thông tin lên đó. Để đơn này có tính pháp lý, cần có chữ ký và con dấu của doanh nghiệp xin cấp C/O.
Đối với loại hàng hóa xuất khẩu Ấn Độ, bạn cần điền theo mẫu CO Form AI. Bộ hồ sơ bao gồm có 1 bản gốc, 2 bản sao để cung cấp cho tổ chức cấp C/O và mỗi bên lưu một bản.
Trong quá trình thực hiện, bạn cần phải đánh máy đầy đủ các ô thông tin trên mẫu biểu. Ngôn ngữ thể hiện bằng tiếng anh. Các bản cần phải đóng dấu đỏ, có chữ ký của người có thẩm quyền.
Tên gọi tiếng anh của chứng từ này là Commercial Invoice. Chứng từ này cần lưu hành bản gốc, do doanh nghiệp thực hiện phát hành.
Tờ khai này bao gồm giấy tờ có dấu đỏ, có chữ ký của người có thẩm quyền của DN. Cùng với đó là bản sao y bản chính khác nữa đi kèm. Một số trường hợp có thể nộp tờ khai hải quan sau khi có lý do chính đáng.
Chứng từ này chỉ cần bản sao công chứng với trường hợp người xuất khẩu không có bản chính
Các thông tin được tính toán giá trị căn cứ vào thời điểm hiện tại, theo khu vực đó.
Đây là những giấy tờ liên quan vật liệu để sản xuất ra hàng hóa được xuất khẩu.
Bản sao hợp đồng mua bán hoặc hóa đơn liên quan đến việc mua bán nguyên vật liệu đầu vào để sản xuất ra hàng hóa. Nếu không có hợp đồng hoặc hóa đơn thì cần có xác nhận của bên bán cung cấp vật liệu đầu vào.
Đó là quy trình được bên xuất khẩu xây dựng để sản xuất ra hàng hóa chi tiết.
Đôi khi, một số cơ quan, tổ chức khác nhau sẽ yêu cầu chứng từ khác nữa như: Packing list bản gốc, tờ khai vận đơn hay còn gọi Bill of Lading, tờ khai hải quan hàng nhập, bảng giải trình quy trình sản xuất...
Bộ hồ sơ kê khai CO Form AI cần phải thực hiện chính xác, đúng quy trình. Người kê khai cần nắm bắt các thông tin chi tiết ở từng khu vực, từng ô như sau:
Ô 1: Điền thông tin liên quan đến tên, địa chỉ, đất nước của người xuất khẩu.
Ô 2: Thông tin về tên tuổi, địa chỉ của nước người nhận hàng
Trong trường hợp, địa chỉ nhận hàng được chỉ định bạn sẽ điền trong tờ khai là TO ORDER hoặc TO ORDER OF. Thông tin này cần được thống nhất với bên vận đơn và chứng từ hợp lệ khác.
Đơn vị xuất khẩu điền các thông tin chi tiết về hình thức, phương tiện để vận chuyển. Các thông tin liên quan đến số, ký hiệu chuyến, hệ số hành trình, tên cửa khẩu nhận hàng, ngày tháng cũng cần kê khai chi tiết….
Tại đây, bạn cần điền thông tin về tên đơn vị có quyền cấp CO, địa chỉ, số điện thoại, thông tin liên lạc…
Ô 5: Ghi chú liên quan đến cơ quan cấp CO
Một số trường hợp cần lưu ý ghi chú như CO cấp sau ngày xuất hàng thì cần đóng dấu thông báo. Bản chính bị mất thì đóng dấu thông báo trên phó bản, cấp lại CO…
Tại đây cần ghi rõ thông tin về nhãn hiệu hàng hóa, số và chủng loại hàng. Các thông tiên liên quan đến số, ngày tờ hải quan cũng được ghi rõ ràng.
Đối với trường hợp người khai báo không phải là người gửi hàng thì cần ghi rõ thêm người khai báo.
Tại ô này, bạn hãy điền số lượng hoặc trọng lượng của hàng hóa thô. Nếu có nhiều hàng hóa cần kê khai chúng ta có thể điền sang trang tiếp theo và đánh theo số thứ tự.
Bộ hồ sơ CO bao gồm hóa đơn xuất khẩu đi kèm. Tại ô 8 chúng ta cần điền số hóa đơn và ngày hóa đơn đi kèm. Trường hợp không có hóa đơn cần ghi rõ lý do.
Thời gian cấp CO là ngày phát hành, bạn cần ghi ngày đó một cách chính xác. Trong trường hợp, nếu là ngày nghỉ làm việc đã được quy định thì không ghi ngày phát hành CO là ngày đó.
Chúng ta cần điền địa điểm nơi hàng hóa được xuất khẩu tới. Các thông tin về ngày ký, tên người ký có thẩm quyền cũng được ghi rõ.
Tại dòng thứ nhất ghi chữ “ VIETNAM”
Dòng thứ 2 ghi thông tin về tên nước nhập khẩu
Dòng thứ 3 ghi địa chỉ cụ thể cấp, ngày tháng năm và chữ ký của bên cấp hoặc bên được ủy quyền ký
Trong một số trường hợp bạn sẽ ghi thông tin trên ô này là “ISSUED RETROACTIVELY”. Trường hợp ghi có quy định rõ theo điều 7 khoản mục số 4.
Trường hợp ở điều 8 bạn sẽ ghi thông tin vào ô này là “CERTIFIED TRUE COPY”.
Ô 13: Tích chọn v vào các ô tương ứng đó là : “Third-Country Invoicing”, “Exibition”, “Back to back C/O”
Xem Thêm: Co Form D Là Gì?
Trong một số trường hợp, hồ sơ CO Form AI có thể bị từ chối cấp khi đơn vị bạn mắc một số trường hợp sau đây:
Với các thông tin kể trên, chúng ta đã biết rõ hơn về co form ai. Cùng với đó là các thông tin liên quan đến thực hiện hồ sơ này. Trên cơ sở đó, các nhà xuất nhập khẩu biết được cách chuẩn bị hồ sơ dễ dàng hơn.
Mọi thông tin chi tiết và thắc mắc xin liên hệ:
Công Ty Dịch Vụ Vận Tải Trường Phát Logistics
Địa chỉ: 78/12 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, TP.HCM
Điện thoại: 0981 636 575 / 0908 702 303
Email1 : sales@quoctetruongphat.com
Email2 : Anniecao@quoctetruongphat.com
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Bình luận