Hotline tư vấn
0981 636 575
Hoặc để lại số điện thoại để https://truongphatlogistics.com/ gọi lại trong ít phút
Thủ tục nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật với quy định hiện hành như thế nào? Là một nước có nền nông nghiệp phát triển mạnh, rất nhiều doanh nghiệp dấn thân vào lĩnh vực nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật để đáp ứng nhu cầu to lớn trong nước. Tuy nhiên, việc chưa có kinh nghiệm và chưa nắm rõ quy trình thông quan chính là nguyên nhân dẫn đến nhiều rủi ro không đáng có. Vậy thuốc bảo vệ thực vật cần làm những thủ tục nào để tiến hành nhập khẩu? Mặt hàng này có thuộc các danh mục cấm hay không? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây!
Một doanh nghiệp muốn nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật về Việt Nam cần đáp ứng những yêu cầu sau đây!
Gọi Ngay Hotline để được tư vấn miễn phí về các thủ tục nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật
- Có đầy đủ giấy phép nhập khẩu mặt hàng thuốc bảo vệ thực vật và các nguyên liệu thành phần.
- Có đầy đủ hợp đồng xuất khẩu, hợp đồng nhập khẩu và các loại hợp đồng gia công khi làm việc với các doanh nghiệp nước ngoài trong trường hợp nhập khẩu thuốc để tái xuất.
- Nếu mặt hàng nhập khẩu và thuốc xông hơi khử trùng, doanh nghiệp cần có giấy chứng nhận có đủ điều kiện hành nghề xông hơi khử trùng.
- Doanh nghiệp cần xuất trình được giấy chứng nhận lưu hành tự do tại nước xuất khẩu.
- Doanh nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mặt hàng thuốc bảo vệ thực vật.
Tuyệt đối không được phép nhập khẩu các thành phẩm hoặc sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật có tên trong danh mục phụ lục III của công ước Rotterdam.
3808: Mã HS code đối với các loại thuốc bảo vệ thực phẩm có mục đích trừ côn trùng, diệt cỏ, diệt các loài gặm nhấm gây hại, diệt nấm, điều hoà sinh trưởng cây trồng,... Trong đó:
- 380891: Mã HS code thuốc khử côn trùng.
- 380892: Mã HS mặt hàng thuốc trừ nấm.
- 380893: Mã HS mặt hàng thuốc diệt cỏ, thuốc chống nảy mần và có tác dụng điều hoà sinh trưởng cây trồng.
- 380894: Mã HS đối với thuốc khử trùng.
- 380899: Mã HS đối với các loại thuốc bảo vệ thực vật khác, ví dụ như bảo quản gỗ, diệt công trung, trừ nấm,...
Gọi Ngay Hotline để được tư vấn miễn phí về các thủ tục nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật
Tuỳ vào từng thành phần cấu tạo và mục đích sử dụng, mỗi loại thuốc bảo vệ thực vật sẽ có một mã HS riêng. Các doanh nghiệp cần tra cứu rõ mặt hàng mà mình nhập khẩu thuộc nhóm nào. Từ đó có thể biết được những chính sách hiện hành, các mức thuế và thủ tục xuất nhập khẩu áp đặt lên mặt hàng đó.
Đối với hoạt động nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật, các doanh nghiệp bắt buộc phải xin giấy phép được pháp nhập khẩu. Hồ sơ đề nghị được cấp giấy phép sẽ bao gồm các chứng từ, giấy tờ quan trọng sau:
- Đơn đề nghị được cấp giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật.
- Doanh nghiệp phải trình được các giấy tờ, chứng từ chứng minh được mình đáp đáp ứng tất cả các điều kiện đã được quy định rõ ràng tại Khoản 2 Điều 67 Luật Bảo vệ kiểm dịch thực vật.
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của chính doanh nghiệp đó.
Để được cấp giấy phép, thứ nhất, doanh nghiệp cần chuẩn bị đủ bộ hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ mà chúng tôi đã đề cập ở trên.
Tiếp theo, quý doanh nghiệp phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật lên cơ quan chuyên ngành có thẩm quyền trong ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật Việt Nam, cấp trung ương.
Thông thường, tính từ ngày cơ quan chức năng nhận đủ giấy tờ hồ sơ hợp lệ trong việc xin cấp giấy phép, doanh nghiệp sẽ phải chờ khoảng 5 ngày để xử lý. Trong thời gian này, cơ quan kiểm dịch trung ương sẽ tiến hành xem xét kỹ lưỡng và quyết định cấp hay không cấp giấy phép nhập khẩu cho doanh nghiệp. Nếu không đủ điều kiện và bị từ chối cấp giấy phép, doanh nghiệp sẽ được cơ quan kiểm dịch thông báo cụ thể lý do.
Gọi Ngay Hotline để được tư vấn miễn phí về các thủ tục nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật
- Doanh nghiệp xin giấy phép nhập khẩu. Thuốc bảo vệ thực vật là một trong những mặt hàng có tên trong danh sách phải xin loại giấy phép này.
- Đăng ký kiểm tra chất lượng thuốc bảo vệ thực vật mà doanh nghiệp muốn nhập khẩu. Để làm bước này, doanh nghiệp sẽ phải đến cục Bảo vệ thực vật. Để mở tờ khai nhập khẩu, doanh nghiệp bắt buộc phải có hồ sơ đăng ký kiểm tra chấ lượng.
- Sau khi doanh nghiệp đã mở tờ khai thành công, doanh nghiệp sẽ được phép đưa hàng về kho để bảo quản trong thời gian chờ kết quả giám định. Cục Bảo vệ thực vật sẽ xuống tận nơi kho lưu trữ để lấy mẫu về kiểm tra, quy trình này diễn ra trong vòng 2 ngày sau khi doanh nghiệp mở tờ khai. Sau 3 ngày sẽ nhận được kết quả kiểm tra cuối cúng.
- Khi lô hàng đã đạt tiêu chuẩn chất lượng, có kết quả kiểm tra rõ ràng, doanh nghiệp sẽ được phép tiêu thụ sản phẩm này trên thị trường trong nước.
Sau khi xin được giấy phép nhập khẩu, doanh nghiệp sẽ chuẩn bị bộ hồ sơ thông quan như các loại hàng thông thường khác. Hồ sơ sẽ bao gồm:
- Invoice (Hoá đơn thương mại).
- Packing List (Phiếu đóng gói hàng hoá).
- Đơn đăng kiểm chất lượng nhà nước.
- Bill of Landing (Vận đơn).
- Chứng nhận xuất xứ hàng hoá nếu có.
Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về quy trình làm thủ tục nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật, thủ tục nhập khẩu thuốc trừ sâu. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp đến số điện thoại đường dây nóng hoặc truy cập website chính thức của Trường Phát Logistics! Chúng tôi luôn không ngừng nỗ lực để hoàn thiện chất lượng dịch vụ, không phụ sự tín nhiệm của quý khách hàng!
TIN TỨC MỚI NHẤT
QUY TRÌNH CHUYỂN ĐỔI TỪ TẠM NHẬP SANG NHẬP KHẨU CHO HÀNG TRIỂN LÃM
01 Tháng 11, 2024
Vận Tải Quốc Tế
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Bình luận