Trang chủ
Chat Face
Gọi điện
SMS
Chat Zalo

Trong nền kinh tế thị trường hội nhập quốc tế để có thể kinh doanh thành công thì cần xây dựng được Logistics và chuỗi cung ứng hoạt động hiệu quả. Đây chính là một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vậy logistics và quản lý chuỗi cung ứng là gì? Nội dung bài viết sau đây Trường Phát sẽ cùng các bạn giải đáp câu hỏi này nhé.

1. Chuỗi cung ứng là gì?

Chúng ta vẫn thường nghe nhắc đến chuỗi cung ứng trong thực tế nhưng không nhiều người biết được chuỗi cung ứng là gì? Vì vậy trước tiên hãy cùng định nghĩa về thuật ngữ này nhé.

Chuỗi cung ứng là gì?

Chuỗi cung ứng có tên tiếng anh là Supply Chain là một hệ thống hay tập hợp những hoạt động, tổ chức, thông tin, con người, phương tiện cùng các nguồn lực khác có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến quá trình vận chuyển hàng hóa, dịch vụ từ nhà sản xuất, nhà cung cấp đến với người tiêu dùng. 

Trong đó chuỗi cung ứng sẽ bao hàm cả nhà sản xuất, nhà cung cấp, nhà vận chuyển, nhà kho, các đại lý bán lẻ và cả khách hàng. 

Nếu là chuỗi cung ứng trong một công ty sẽ gồm có các phòng ban như phòng kinh doanh, phòng marketing, phòng dịch vụ khách hàng, phòng hậu cần,…Mỗi phòng ban thực hiện nhiệm vụ chức năng riêng nhưng sẽ có sự liên kết chặt chẽ hỗ trợ nhau để cùng thực hiện mục đích chung là đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nâng cao hiệu quả kinh doanh tạo lợi nhuận cho công ty.

2. Chuỗi cung ứng gồm những thành phần nào?

Các thành phần tạo nên một supply chain là gì? Một chuỗi cung ứng hoàn chỉnh sẽ được cấu tạo bởi các thành phần sau đây:

  • Nhà cung cấp nguyên liệu thô có nhiệm vụ cung cấp nguồn nguyên liệu để tiến hành sản xuất. Đây là thành phần quan trọng không thể thiếu được của chuỗi cung ứng.
  • Nhà sản xuất sẽ thực hiện các công việc để hoàn thiện nguyên liệu thô thành sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Hai thành phần đầu tiên của chuỗi cung ứng này có mối liên hệ biện chứng chặt chẽ với nhau và nếu một trong 2 thành phần gặp sự cố sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ chuỗi cung ứng.
  • Nhà phân phối làm nhiệm vụ đưa sản phẩm đến với từng khách hàng. Tuy nhiên nhà phân phối thường giao hàng hóa với số lượng lớn mà ít khi bán lẻ nên để đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng thì nhà phân phối sẽ liên kết với một thành phần trung gian và đại lý bán lẻ.
  • Đại lý bán lẻ là cửa hàng tạp hóa, cửa hàng tiện lợi, siêu thị…có chức năng bán lẻ đến từng khách hàng.
  • Khách hàng là thành phần cuối cùng của chuỗi cung ứng và họ chính là những người trực tiếp tiêu thụ sản phẩm hàng hóa.

Mô hình chuỗi cung ứng và các thành phần của chuỗi cung ứng

3. Vai trò của chuỗi cung ứng

Vai trò của chuỗi cung ứng là gì? Chuỗi cung ứng có vai trò rất lớn đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp quyết định đến sự phát triển của doanh nghiệp. Để một sản phẩm đến tay người tiêu dùng sẽ phải trải qua nhiều quá trình khác nhau và quá trình đó chính là các thành phần của một chuỗi cung ứng.

Vậy nên có thể khẳng định rằng chuỗi cung ứng sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất kinh doanh và sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Chuỗi cung ứng được xây dựng hiệu quả thì doanh nghiệp làm ăn phát đạt, sản phẩm bán được nhiều doanh thu cao và ngược lại. Do đó doanh nghiệp muốn phát triển cần chú trọng đầu tư để tạo nên chuỗi cung ứng tốt nhất.

4. Ngành Logistics Và Quản Lý Chuỗi Cung Ứng Hiện Nay

Ngành Logistics Và Quản Lý Chuỗi Cung Ứng là một trong những ngành cực “hot” trong xu thế công nghiệp 4.0. Chức năng của ngành là nghiên cứu, phát triển và quản trị các dịch vụ vận chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh. 

Trong đó ngành Logistics liên quan đến chuỗi các hoạt động gồm lên kế hoạch, kiểm soát đầu vào là nguồn nguyên nhiên liệu và đầu ra là sản phẩm hàng hóa từ điểm xuất phát đến điểm tiêu thụ. Đồng thời, Logistics có nhiệm vụ kiểm soát các luồng chuyển dịch của hàng hóa.

Theo thống kê ngành ngành Logistics Và Quản Lý Chuỗi Cung Ứng là một trong những ngành có số liệu tăng tưởng nhất tại Việt Nam trong những năm qua. Nhu cầu về nguồn nhân lực của ngành này đang có xu hướng tăng cao nhằm vận hành và phục vụ cho ngành thương mại điện tử đang cực kỳ phát triển. 

Ngành Logistics Và Quản Lý Chuỗi Cung Ứng

Thực tế hiện nay các công ty hoạt động dịch vụ Logistics đang rất thiếu nguồn nhân lực trình độ cao. Vì vậy cơ hội việc làm dành cho sinh viên ngành này là vô cùng hấp dẫn với môi trường làm việc rộng mở nhiều cơ hội thăng tiến cùng mức lương cao chế độ đãi ngộ tốt.

Những vị trí mà sinh viên có thể đảm nhận khi tốt nghiệp ra trường có thể kể đến như:

  • Chuyên viên điều phối dịch vụ logistics, điều phối phương tiện, đơn hàng
  • Chuyên viên quản trị kinh doanh xuất nhập khẩu, kinh doanh dịch vụ vận tải
  • Chuyên viên chăm sóc khách hàng cho các công ty cung cấp dịch vụ logistics
  • Chuyên viên quản lý vận chuyển, kho bãi cho các công ty, doanh nghiệp…

Ngoài ra còn nhiều vị trí công việc mà các sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể thử sức cùng nhiều cơ hội phấn đấu giữ các chức vụ cao trong các tập đoàn, công ty lớn.

Trên đây là những thông tin liên quan đến dịch vụ logistics và quản lý chuỗi cung ứng. Hy vọng qua bài viết này Trường Phát đã giúp các bạn đã được giải đáp thắc mắc của mình từ đó có thể vận dụng để quản lý chuỗi cung ứng của mình đạt hiệu quả cao nhất.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bình luận

+15
NĂM KINH NGHIỆM

+32
QUỐC GIA CÓ ĐẠI LÝ

99%
KHÁCH HÀNG HÀI LÒNG

+14400
CHUYẾN HÀNG

+300
ĐỐI TÁC

" Chuỗi Cung Ứng Là Gì? Ngành Logistics Và Quản Lý Chuỗi Cung Ứng "

ĐĂNG KÝ YÊU CẦU GỌI LẠI

#1 Công Ty Dịch Vụ Vận Tải Trường Phát Logistics

Trường Phát Logistics hơn 10 năm kinh nghiệm, đối tác của rất nhiều hãng hàng không, tàu trên thế giới chuyên cung cấp các dịch vụ hải quan, vận chuyển quốc tế.

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

Email hỗ trợ : Liên hệ các vấn đề về đặt hàng
sales@quoctetruongphat.com
Anniecao@quoctetruongphat.com

Hotline : 0981 636 575

Thời gian tư vấn:
Từ 08h00 đến 12h00 - 13h00 đến 17h00 các ngày trong tuần (Trừ ngày lễ).

© 2020 Trường Phát Logistics Co. All Rights Reserved.